Dịch vụ vận chuyển bưu phẩm, thư tín ngày càng phát triển, mở rộng về số lượng và chất lượng, thuận tiện hơn cho người sử dụng. Nên nhiều khách hàng tin tưởng chuyển phát các đơn hàng với giá trị lớn. Nhưng một số shiper không kìm chế được lòng tham, có hành vi trộm cắp, chiếm đoạt đơn hàng của khách. Vậy shiper trộm đơn hàng của khách sẽ bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Shiper trộm đơn hàng của khách bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính quy định như sau:
Điều 10. Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
4, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:… c) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2.000.000 đồng hoặc hủy bưu gửi trái pháp luật;
Như vậy, theo quy định trên, shiper có hành vi trộm cắp, chiếm đoạt đơn hàng của khách có giá trị dưới 2.000.000 đồng bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Shiper trộm đơn hàng của khách có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi trộm cắp, chiếm đoạt đơn hàng của khách tùy theo tính chất, mức độ cũng như hậu quả của hành vi vi phạm, shiper có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội trộm cắp tài sản có quy định như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…
Như vậy, shiper bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu có hành vi trộm đơn hàng của khách có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, hoặc đơn hàng có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau: tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
+ Tài sản là di vật, cổ vật.
Hơn nữa, shiper có hành vi trộm đơn hàng của khách có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+ Hành hung để tẩu thoát;
+ Tài sản là bảo vật quốc gia;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Thậm chí, shiper có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu hành vi trộm cắp, chiếm đoạt đơn hàng của khách thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Đặc biệt, nếu shiper phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, shiper còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Shiper trộm đơn hàng của khách có bị đuổi việc không?
Bộ luật lao động quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 về trường hợp xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1, Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
Hành vi trộm đơn hàng của khách là hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thiệt hại về tài sản của đơn vị mà shiper đang làm việc. Do đó, shiper có hành vi trộm cắp đơn của khách tại nơi làm việc có thể bị xử lý kỷ luật sa thải tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi và nội quy của đơn vị nơi shiper công tác. Việc xử lý kỷ luật tuân theo trình tự, thủ tục của bộ luật lao động.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Shiper tự ý bóc đơn hàng của khách bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định shiper có hành vi tráo đổi bưu kiện của khách bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định hành vi shiper tự ý bóc, mở bưu phẩm, thư kiện của khách khi chưa được sự đồng ý của khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật, bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Shiper làm hỏng đơn hàng của khách thì phải bồi thường toàn bộ và kịp thời thiệt hại. Tuy nhiên, shiper và khách có thể cùng nhau thỏa thuận về mức bồi thường. Nếu không thể thỏa thuận được, thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp mức bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc theo bản án quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa ra không còn phù hợp với thực tế, thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có thể thương lượng với nhau hoặc yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Về hình thức bồi thường có thể bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.