Xin chào Luật sư X. Công ty nơi tôi làm việc thường xuyên cho nhân viên làm thêm giờ. Tuy nhiên, không hỏi ý kiến nhân viên. Vậy luật sư cho tôi hỏi công ty sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không? Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ có cần phải có sự đồng ý của người lao động không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019; người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động nếu muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ; thì phải có sự đồng ý của người lao động.
Sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên; việc người lao động không đồng ý tăng ca không nằm trong danh mục các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Vậy nếu họ không đồng ý làm thêm giờ; người sử dụng lao động không được sa thải họ.
Nhân viên không hoàn thành công việc được giao có bị sa thải?
Theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; quy định các trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải bao gồm:
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc;
– Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương; cách chức mà tái phạm trong khi chưa xóa kỷ luật.
– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày; hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp không hoàn thành công việc được giao không thuộc các trường hợp bị kỷ luật sa thải.
Nếu nội quy lao động quy định việc không hoàn thành công việc được giao là hành vi vi phạm nội quy; thì người lao động có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức khác như khiển trách; hoặc kéo dài thời hạn nâng lương; hoặc cách chức.
Đặc biệt, nếu thường xuyên không hoàn thành công việc được giao; người lao động có thể bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Nội dung này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do này; người sử dụng lao động buộc phải báo trước với thời hạn như sau:
– Ít nhất 45 ngày; đối với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày; đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 12 tháng đến 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày làm việc; đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 12 tháng.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc nhân viên không đồng ý làm thêm giờ công ty có được phép sa thải?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019; quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019; có quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu; thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết; hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc; hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, lao động thử việc nghỉ việc không cần phải báo trước.