Xin chào Luật sư X. Tôi làm việc tại một công ty sản xuất hàng gia dụng, tôi vi phạm nội quy làm việc của công ty nên bị tạm ngưng công việc, tôi có nghe nói rằng mình sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải. Tôi có thắc mắc rằng khi công ty sa thải có phải báo trước không hay sẽ cho nghỉ việc ngay để tôi đi tìm việc khác? Quy trình xử lý kỷ luật sa thải được thực hiện như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sa thải là gì?
Sa thải được hiểu là hình thức kỷ luật do doanh nghiệp, người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động. Theo đó, khi áp dụng sa thải, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người lao động phải chịu tất cả thiệt thòi. Pháp luật vẫn có những quy định đảm bảo quyền lợi riêng cho đối tượng bị sa thải.
Làm sao để sa thải nhân viên?
Bộ luật lao động năm 2019 hiện hành đã liệt kê cụ thể 11 trường hợp người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động. Theo đó, người lao động có một trong các hành vi sau đây sẽ bị sa thải:
– Trộm cắp tại nơi làm việc;
– Tham ô tại nơi làm việc;
– Đánh bạc tại nơi làm việc;
– Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc;
– Sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
– Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
– Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;
– Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Như vậy, có thể thấy rằng so với quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 trước đây, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp được phép sa thải người lao động, đó là người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Năm 2022 khi công ty sa thải có phải báo trước không?
Bộ luật lao động 2019 hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc sa thải có phải báo trước hay không. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động, sa thải là một hình thức kỷ luật doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể áp dụng với người lao động khi có vi phạm.
Bộ luật này cũng quy định khi xem xét kỷ luật, người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc đối với người lao động. Theo đó, ta có thể thấy được trước khi sa thải, người lao động có thể bị tạm đình chỉ công việc nếu hành vi vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến không thể tiếp tục công việc. Thời gian tạm đình chỉ theo quy định là 15 ngày, không quá 90 ngày là thời điểm pháp luật dự trù với các trường hợp đặc biệt quan trọng.
Quy trình xử lý kỷ luật sa thải như thế nào?
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:
“Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.”
Có thể thấy rằng, pháp luật không quy định số lần phải gửi thông báo đến cho người lao động tự ý nghỉ việc bị sa thải mà chỉ quy định ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Người giúp việc có được tự ý nghỉ việc không?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
- Các khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Năm 2022 khi công ty sa thải có phải báo trước không?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh nhất… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định pháp luật lao động, khi người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày (không nhất thiết phải 5 ngày liên tiếp) mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức sa thải. Còn nếu như người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày liên tục không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Theo quy định tại tại khoản 1 điều 123 Bọ luật lao động 2019 thì ” Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính; tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.”