Xin chào Luật sư X. Tôi và một người quen có xảy ra tranh chấp dân sự. Tôi đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, hiện nay hai bên chúng tôi đã thỏa thuận được vớ nhau. Tôi muốn rút đơn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi rút đơn khởi kiện sau khi tòa án thụ lý vụ án có mất án phí không? Mong sớm nhận được phản hồi từ phía luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Rút đơn khởi kiện sau khi tòa án thụ lý vụ án có mất án phí không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Án phí dân sự là gì?
Án phí là Khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí có nhiều loại như án phí hình sự, án phí dân sự, án phí kinh tế, án phí lao động, án phí hành chính…
Đây là số tiền thu theo quy định của pháp luật trong mỗi vụ án mà tòa án giải quyết để nộp vào ngân sách nhà nước nhằm bù đắp lại chi phí của nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí đối với từng loại án tùy theo cấp xét xử sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phúc thẩm quy định người phải chịu án phí, người được miễn, được giảm và nộp tạm ứng án phí trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Tòa án phải quyết định và ghi vào bản án các vấn đề về án phí mức phải nộp, người phải chịu án phí.
Rút đơn khởi kiện sau khi tòa án thụ lý vụ án có mất án phí không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Chỉ giải quyết vụ án khi:
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án, theo đó:
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.
Như vậy, có thể rút đơn khởi kiện và sẽ không bị mất án phí khi hồ sơ khởi kiện của vụ án đã được thụ lý và vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết.
Ai có quyền rút đơn khởi kiện?
Theo Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện, cụ thể như sau:
Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
– Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
– Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ
– Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Như vậy theo quy định của pháp luật nêu trên, đơn khởi kiện sẽ do người khởi kiện đi nộp. Do đó nếu khi thực hiện việc rút đơn khởi kiện thì đồng thời người khởi kiện cũng sẽ là người có quyền rút đơn.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Rút đơn khởi kiện sau khi tòa án thụ lý vụ án có mất án phí không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chi phí tố tụng trong vụ án dân sự là các khoản chi phí người nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án; để tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án dân sự.
Khi tham gia vụ án sẽ có các chi phí tố tụng dân sự sau đây:
– Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
– Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
– Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định;
– Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản;
– Chi phí cho người làm chứng;
– Chi phí cho người phiên dịch, Luật sư.
Người có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí tố tụng dân sự bao gồm:
– Nguyên đơn;
– Bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn;
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm;
– Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.