Chào Luật sư X. Tôi thấy có người rải vật sắc nhọn ra đường, tôi có thắc mắc là hành vi rải vật sắc nhọn ra đường có bị xử phạt hay không? Hành vi này có bị pháp luật nghiêm cấm không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn Rải vật sắc nhọn trên đường bị phạt bao nhiêu tiền và quy định pháp luật có liên quan về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Rải vật sắc nhọn trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định nghiêm cấm hành vi đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
Căn cứ Khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
– Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
– Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
Như vậy, theo quy định như trên hành vi rải vật sắc nhọn trên đường bộ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Người nào thực hiện hành vi này có thể bị có thể bị xử phạt với hình thức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Hành vi rải vật sắc nhọn trên đường có thể bị xử lý hình sự.
Trước đây, hành vi rải đinh, vật sắc nhọn trên đường nhằm làm cho người điều khiển phương tiện giao thông bị thủng ruột xe, phải vá, thay ruột xe với giá “cắt cổ” đã bị phát hiện nhưng chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Vì thế, một số người thực hiện hành vi trái pháp luật một cách ngang nhiên, không hề lo lắng, sợ sệt.
Hành vi rải đinh trên đường gây thiệt hại đến phương tiện và buộc người tham gia giao thông phải dừng lại để sửa chữa khi vô tình va phải. Thế nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, tài xế chạy xe với tốc độ cao hoặc chạy xe vào trời tối, tai nạn giao thông nghiêm trọng có thể xảy ra và gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: chết người, bị thương tích, thiệt hại lớn về tài sản,… Đối với những trường hợp này, người có hành vi rải đinh trên đường hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội dưới đây:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
– Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
+ Tài sản là di vật, cổ vật.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tài sản là bảo vật quốc gia;
+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
+ Để che giấu tội phạm khác;
+ Vì lý do công vụ của người bị hại;
– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội cản trở giao thông đường bộ.
Căn cứ theo Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
– Người đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Thời gian học đào tạo nâng cấp giấy phép lái xe từ B1 lên B2 bao lâu?
- Có được đổi biển số xe máy từ 4 chữ số thành 5 chữ số không?
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Rải vật sắc nhọn trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định nghiêm cấm hành vi đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
Đinh tặc là từ thường dùng để chỉ những người rải đinh nằm làm thủng lốp xe của những người tham gia giao thông. Từ đó thu lợi từ việc sửa chữa các phương tiện tham gia giao thông.
Không chỉ gây thiệt hại cho các phương tiện tham gia giao thông; đinh tặc còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông.