Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát đóng vai trò trong việc thực hiện quyền công tố, bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, đúng đắn và có tính thống nhất. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động Tố tụng là đưa ra quyết định truy tố bị can, bản cáo trạng để nhằm xét xử đúng người, đúng tội danh; xác định đúng giới hạn xét xử của tòa án. Đây cũng là một trong những đặc trưng khi thể hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Hiện nay, pháp luật quy định về quyết định truy tố và bản cáo trạng như thế nào? Quyết định truy tố và bản cáo trạng có những nội dung gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Truy tố là gì theo quy định của pháp luật?
Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước tòa án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Thẩm quyền truy tố được xác định theo quy định tại Điều 239 BLTTHS năm 2015 như sau:
– Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.
+ Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
+ Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố.
- Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án.
- Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.
Thời hạn áp dụng quyết định việc truy tố
Căn cứ theo Điều 240 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
- Truy tố bị can trước Tòa án;
- Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
+ Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
+ Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.
Các quyết định nêu trên phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định đó nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định đúng pháp luật.
Quy định về bản cáo trạng trong tố tụng hình sự
Bản cáo trạng là văn bản tố tụng có giá trị pháp lý do Viện kiểm sát lập ra khẳng định việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can và lưu trong hồ sơ vụ án. Hay đây là quyết định của viện kiểm sát truy tố bị can trước tòa án.
Nội dung của bản cáo trạng phải bao gồm: số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản; căn cứ ban hành văn bản; nội dung của văn bản; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu theo quy định tại Điều 132 BLTTHS năm 2015.
Bản cáo trạng sẽ được kiểm sát viên công bố trước phiên tòa xét xử
- Trong thời hạn 03 ngày từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can trước tòa án hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can thì Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại, biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho cơ quan điều tra, người bào chữa bán cáo trạng.
- Trường hợp vụ án phức tạp thì thời gian giao bạn cáo chat cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.
Quyết định truy tố và bản cáo trạng
Căn cứ theo Điều 243 BLTTHS năm 2015 Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
- Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
- Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
- Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Việc chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án theo quy định được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án.
- Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.
- Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.
Liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quyết định truy tố và bản cáo trạng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về ngừng kinh doanh của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Thời hạn giao cáo trạng cho bị can là bao nhiêu ngày?
- Mẫu đơn tố giác tội phạm cố ý gây thương tích mới
- Mẫu đơn tố giác tội phạm tham nhũng mới
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 461 BLTTHS năm 2015 thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải đưa ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố;
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định cho bị can hoặc người đại diện của họ; gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án.
Quyết định truy tố sẽ ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lý do và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
Căn cứ theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì có thể thấy rằng cáo trạng là hình thức pháp lý của quyết định truy tố bị can trước tòa án.