Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mỹ Linh, hiện đang là giáo viên tại một trường trung học cơ sở. Tôi nghe nói sắp tới sẽ đổi mới phương pháp dạy học theo đúng quy định. Tôi băn khoăn không rõ các quyết định về việc cử giáo viên đi tập huấn quản lý đổi mới giáo dục ra sao, sẽ gồm những nội dung gì. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về quyết định cử đi tập huấn quản lý đổi mới giáo dục với giáo viên như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quyết định cử đi tập huấn quản lý đổi mới giáo dục với giáo viên” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Cần thiết phải đổi mới giáo dục không?
Trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ thông tin, quá trình dạy học trong các nhà trường trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu trong các nhà trường.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học:
– Mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học;
– Chương trình dạy học: Chuyển từ tập trung, bao cấp sang phân cấp: Chương trình khung của Bộ, chương trình địa phương, chương trình nhà trường;
– Nội dung dạy học: chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế;
– Phương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn);
– Hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: dạy học tại di sản, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Từ chủ yếu dạy học toàn lớp sang kết hợp giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với toàn lớp học;
– Kiểm tra đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh;
– Các điều kiện dạy học: Chuyển từ việc chủ yếu khai thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang việc tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet;… phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời
Từ thay đổi cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học, đòi hỏi công tác quản lý trong nhà trường cũng phải thay đổi: chuyển từ thực hiện kiểu quản lí bao cấp (cả tư duy lẫn hành động), áp đặt mệnh lệnh từ trên xuống; thực hiện rập khuôn, máy móc theo quy định của cấp trên, cơ chế quản lí hạn chế khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh, thiếu tính tự chủ, chưa đáp ứng tính phù hợp vùng miền,… sang đổi mới quản lý theo định hướng dân chủ hóa, phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế của các nhà trường, của giáo viên.
Quyết định cử đi tập huấn quản lý đổi mới giáo dục
Mời bạn tham khảo Quyết định cử đi tập huấn quản lý giáo dục của Luật sư X dưới đây:
Các giai đoạn của quản lý đổi mới giáo dục?
Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong trường học dựa theo Quản lý sự thay đổi thường trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị đổi mới phương pháp dạy học: Là giai đoạn chuẩn bị tâm thế cho mọi thành viên sẵn sàng và có đủ khả năng để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học: về thái độ, kiến thức, kỹ năng tạo động cơ thay đổi và tạo cảm giác an toàn để họ sẵn sàng cho thay đổi. Chuẩn bị các điều kiện tối thiểu để triển khai đổi mới phương pháp dạy học.
Giai đoạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Tiến hành thay đổi theo một lộ trình xác đáng (phù hợp với điều kiện, nguồn lực và mức độ phát triển của nhà trường cũng như trong một bối cảnh cụ thể liên quan trực tiếp đến nhà trường) với lưu ý việc tạo động lực và giảm sự phản ứng khi thực hiện thay đổi. Đánh giá kết quả thực hiện thay đổi (có thể đánh giá theo từng giai đoạn) và điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Thực chất đây là giai đoạn triển khai kế hoạch đã được lập.
Giai đoạn phát triển bền vững kết quả đổi mới phương pháp dạy học: Xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Tìm các biện pháp duy trì “cái thay đổi” đã đạt được để nhà trường phát triển bền vững với những “cái mới” đã hình thành, tức là duy trì “cái mới” đã đạt được.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quyết định cử đi tập huấn quản lý đổi mới giáo dục với giáo viên” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về hướng dẫn tập sự giáo viên năm 2022 như thế nào?
- Quy định về hồ sơ miễn tập sự giáo viên
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Giáo dục là cốt lõi, là nền tảng để giáo dục con người trong xã hội. Vậy nên, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể liệt kê đến vai trò của giáo dục như sau:
– Giúp con người có được kiến thức, tri thức, có tư duy;
– Giúp con người độc lập, có khả năng tự định hướng, tự phân biệt đúng sai và tự mình tham gia xã hội;
– Góp phần nâng cao, tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, nâng cao lợi nhuận, giá trị của bản thân;
– Tiến tới công bằng, bình đẳng trong xã hội;
– Mở ra cơ hội để con người lựa chọn cuộc sống ổn định, hạnh phúc hơn;
– Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ xã hội;
Có thể thấy, đây là những vai trò to lớn mà giáo dục mang lại cho cá nhân, con người, xã hội.
Theo đó, Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân (tức các cấp học trong hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở nước ta hiện nay) bao gồm cụ thể 4 hệ thống như sau:
– Một là, giáo dục mầm non: Cấp học này gồm có giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
– Hai là, giáo dục phổ thông: Đây là cấp học rất quan trọng trong việc định hướng tư duy, thế giới quan của cá nhân. Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
– Ba là, giáo dục nghề nghiệp: Đây là giai đoạn, quá trình giáo dục đối với những cá nhân đã thành niên. Giai đoạn này bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định pháp luật;
– Bốn là, giáo dục đại học: Gồm có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Theo đó, mục tiêu giáo dục ở nước ta là phát triển toàn diện con người Việt Nam về đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, cụ thể là:
– Về năng lực nội tại: Con người Việt Nam có phẩm chất, năng lực, ý thức công dân, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
– Phát huy hết khả năng sáng tạo, tiềm năng của mỗi cá nhân;
– Tiến tới hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cuối cùng là hội nhập quốc tế;
Đây là mục tiêu lớn, là cái đích cuối cùng của giáo dục, con người có phát triển thì đất nước mới có thể phát triển bền vững được.