Chào Luật sư, luật sư có thể cung cấp cho tôi thêm thông tin về quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vừa qua trên các báo đài thông tin về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ra quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam; khiến cho nhiều người đặc biệt là những người làm trong nghề nhà giáo không khỏi hoang mang lo lắng.
Để có thể tìm hiểu về quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 273/QĐ-BTP
Nghị định 89/2021/NĐ-CP
Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; hay còn được gọi với cái tên chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 273/QĐ-BTP thì:
3. “Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch” đối với công chức và “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” đối với viên chức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các chương trình cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, gồm:
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm:
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm:
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần, gồm:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.
b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.
c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.
Các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam
– Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.
– Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
– Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.”.
Quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam
– Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định: Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình chức danh nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
Như vậy, khi thực hiện bổ nhiệm, xếp lương đối với giáo viên mầm non, phổ thông chỉ yêu cầu mỗi giáo viên có 01 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
– Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT, bỏ yêu cầu có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như trước đây.
Cụ thể, trước đây:
- Giảng viên cao đẳng sư phạm hạng III yêu cầu sẽ phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III);
- Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) sẽ phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II);
- Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).
Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT đã cho phép tất cả giảng viên cao đẳng sư phạm hạng I, hạng II, hạng III đều cùng chung điều kiện “Có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; xin giấy phép bay flycam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nội dung bồi dưỡng của các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam:
– Lý luận chính trị.
– Kiến thức quốc phòng và an ninh.
– Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
– Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.”.
Hình thức bồi dưỡng của các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam:
– Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
– Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ; chức danh lãnh đạo, quản lý.
– Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ; chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
– Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Yêu cầu khi tham gia chương trình bồi dưỡng của các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Việt Nam:
– Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị; chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
– Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức; kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
– Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
– Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức; kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ; công chức; viên chức và theo nhu cầu bản thân; thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm; tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.”