Vaccine phòng chống Covid-19 đang là mối quan tâm hàng đầu của cả nước. Quyết định 1022/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 30/06/2020. Vậy nội dung chính của quyết định này gồm những gì? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 1022/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định | |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái | |
Ngày ban hành: | 30/06/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Quyết định nêu rõ, bổ sung 7.650,776 tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua ;và sử dụng 61 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (30 triệu liều); và do Pfizer sản xuất (31 triệu liều) như đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Y tế.
Trong đó: 5.100,517 tỷ đồng bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế từ nguồn kinh phí 12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi năm 2020 chuyển nguồn sang năm 2021 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH ngày 18/5/2021; và 2.550,259 tỷ đồng chi từ nguồn Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam thành lập theo Quyết định số 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng 37 tỷ đồng trong tổng số 1.237 tỷ đồng đã bổ sung cho Bộ Y tế theo Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ để chi đối ứng cho việc tiếp nhận; vận chuyển; phân phối; thuê kho bảo quản vaccine; mua vật tư tiêm chủng cho các lô vaccine phòng COVID-19 do COVAX Facility hỗ trợ; vaccine viện trợ, tài trợ của nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về tài sản công; các quy định của pháp luật có liên quan; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên.
Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định; công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Xem trước và tải xuống
Có thể bạn quan tâm: Quyền sở hữu trí tuệ Vaccine Covid, cuộc đua giành độc quyền
Câu hỏi thường gặp
Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được đưa ra kết luận phù hợp với từng trường hợp. Nếu bạnđang mang thai và đã tiêm phòng COVID-19, khuyến khích đăng ký sử dụng v-safe, một công cụ trên điện thoại thông minh của CDC chuyên cung cấp các cuộc kiểm tra sức khỏe cá nhân hóa sau khi tiêm phòng. Một hệ thống đăng ký theo dõi thai kỳ v-safe đã được thiết lập để thu thập thông tin sức khỏe của những người mang thai đã tiêm phòng COVID-19.
Những người có các bệnh nền có thể tiêm phòng COVID-19 miễn là họ không có Phản ứng dị ứng nghiêm trong hoặc ngay lập tức với vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
Câu trả lời là có. Bạn nên tiêm chủng bất kể đã bị nhiễm COVID-19 hay chưa. Đó là vì các chuyên gia hiện vẫn chưa biết thời gian bạn sẽ được bảo vệ không bị nhiễm bệnh lại sau khi khỏi bệnh COVID-19 là bao lâu. Dù bạn đã khỏi bệnh COVID-19, có khả năng, mặc dù hiếm xảy ra, rằng bạn có thể bị nhiễm lại vi-rút gây bệnh COVID-19. Các nghiên cứu đã cho thấy việc tiêm chủng giúp tăng cường sự bảo vệ ở những người đã phục hồi sau khi mắc COVID-19.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung Quyết định 1022/QĐ-TTg. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102