Chào Luật sư X. Gia đình em vừa có thành viên bị đi tù. Gia đình em rất lo lắng không biết ở trong đó thì phạm nhân có những quyền gì? và nghĩa vụ như thế nào? có sống tốt không? rất mong Luật sư X giải đáp giúp em với ạ.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Để giải đáp về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân” bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về phạm nhân?
Phạm nhân là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Cơ sở giam giữ phạm nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: Cơ sở giam giữ phạm nhân là nơi tổ chức quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân, bao gồm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Hệ thống tổ chức cơ quan giam giữ phạm nhân?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định hệ thống tổ chức thi hành án hình sự gồm có những cơ sở sau:
- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:
- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
- Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:
- Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
- Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
- Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:
- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Thi hành án hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam như sau:
- Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;
- Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;
- Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự;
- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết;
- Áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất;
- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam theo quy định tại khoản 1 Điều này;
- Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam; quyết định khen thưởng, kỷ luật phạm nhân;
- Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;
- Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị;
- Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.
- Phó Giám thị trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
- Trại giam được tổ chức như sau:
- Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;
- Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân.
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.
Chế độ ăn, mặc của phạm nhân được thực hiện như thế nào?
Đối với chế độ ăn, phạm nhân sẽ được cấp các vật tư được quy định tại Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Ngoài ra phạm nhân còn được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.
Đối với chế độ mặc, phạm nhân sẽ được cấp các vật tư được quy định tại Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm; 02 bộ quần áo lót/năm; 02 khăn mặt/năm; 02 chiếu cá nhân/năm; 02 đôi dép/năm; 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm; 01 áo mưa nilông/năm; 04 bàn chải đánh răng/năm; 600 g kem đánh răng/năm; 3,6 kg xà phòng/năm; 800 ml dầu gội đầu/năm; 01 màn/03 năm; 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi); 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp); Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.
Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định rõ tại Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Phạm nhân có các quyền sau đây:
- Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
- Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
- Được lao động, học tập, học nghề;
- Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
- Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
- Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
- Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
Mời bạn xem thêm
- Phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu?
- Phạm nhân có được tư vấn tình cảm trước khi ra tù hay không?
- Phạm nhân phải tham gia lao động bao nhiêu giờ mỗi ngày?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; max số thuế cá nhân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm quy định đồ vật cấm thì các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình là đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân của Công an nhân dân. Vì vậy không được mang điện thoại vào cho phạm nhân.
Điều 5 Thông tư số 10/2020/TT-BCA ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm quy định xử lý vi phạm như sau:
– Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong trại giam có dấu hiệu tội phạm thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, sau đó chuyển Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong trại tạm giam, nhà tạm giữ có dấu hiệu tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm, vật chứng cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
– Người nào phát hiện, tố giác hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong vào cơ sở giam giữ giúp cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, thu giữ đồ vật cấm sẽ được khen thưởng. Tổ chức, cá nhân có hành vi giúp sức, bao che đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp sử dụng đồ vật cấm trong trại giam có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định trên.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự, quy định: “Phạm nhân được gửi số tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ, tiền thưởng do có thành tích trong lao động cho thân nhân hoặc gửi trại giam quản lý, được sử dụng theo quy định hoặc được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù”.
Tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân, quy định: “Tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động được chuyển vào lưu ký để phạm nhân sử dụng mua hàng hóa tại căng tin, gửi điện tín, liên lạc điện thoại với thân nhân, gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù”.
Tại Điều 11 Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân, quy định: “Trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển, giao trực tiếp cho thân nhân hoặc gửi qua đường bưu điện. Phạm nhân phải trả chi phí gửi đồ vật theo giá cước quy định”
Như vậy. Nếu phạm nhân có nguyện vọng có thể gặp cán bộ quản giáo trại giam để được hướng dẫn gửi tiền về cho gia đình.