Có nhiều quan hệ pháp luật phát sinh liên quan đến vấn đề khiếu nại. Trong các quan hệ đó, mỗi bên đều có những quyền, nghĩa vụ nhất định. Vậy Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính; hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ; công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Người bị khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước; hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định ky luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:
Quyền của người khiếu nại
Thứ nhất, người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại giúp cho người có quyền khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình một cách thuận tiện và cũng có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách tốt nhất.
Thứ hai, người khiếu nại có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý (với các đối tượng được trợ giúp pháp lý) tư vấn về pháp luật hay ủy quyền cho họ khiếu nại. Với quyền này, người khiếu nại sẽ biết các căn cứ để giải quyết khiếu nại đã đầy đủ chưa, có chính xác không, có phù hợp với yêu cầu khiếu nại không. Thông qua đó, người khiếu nại có thể biết mình cần phải làm gì để việc giải quyết khiếu nại có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình tốt nhất.
Thứ ba, trong trường hợp người khiếu nại thấy việc thi hành quyết định bị khiếu nại có thể gây ra hậu quả khó khắc phục thì có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp, tức là ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định bị khiếu nại.
Thứ tư, người khiếu nại có quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
Thứ năm, sau khi khiếu nại lần đầu, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án để cơ quan có thẩm quyền xem xét lại một lần nữa tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại.
Nghĩa vụ của người khiếu nại
Thứ nhất, người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình; có quyền đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó; có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc; đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn; hợp lý của việc khiếu nại, cung cấp thông tin; tài liệu cho người giải quyết khiếu nại và chịu trách nhiệm về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin,
Thứ hai, người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định, hành vi bị khiếu nại (như đã nêu ở trên) và quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Bước 1. Thụ lý, chuẩn bị nội dung xác minh khiếu nại: Thụ lý giải quyết khiếu nại; Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại; giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 2. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại
- Làm việc trực tiếp với người khiếu nại; người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
- Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người khiếu nại
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức; đơn vị; cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng;
- Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng; Xác minh thực tế; Trưng cầu giám định; Làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại; Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 2
Bước 3. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ khiếu nại.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại như thế nào?.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 6 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP, khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Tuy nhiên, người đại diện cũng phải là người khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đại diện của mình.
Việc khiếu nại có thể được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.