Chào Luật sư, hiện tại tôi đang có nhu cầu kinh doanh; dựa trên việc thành lập doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, ngoài việc chuẩn bị về vốn và những giấy tờ pháp lý quan trọng để thực hiện đăng kí kinh doanh; tôi vẫn chưa nắm rõ về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân? Vậy, pháp luật nước ta có quy định gì về vấn đề này không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc này giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Mặt khác, doanh nghiệp tư nhân có tên riêng được Nhà nước thừa nhận; thông qua việc Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng lý doanh nghiệp; mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thương xuyên; liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân Việt Nam; hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ. Có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ.
- Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân không có quyền thành lập; quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc điểm về chủ sở hữu này sẽ là cơ sở để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với những loại hình doanh nghiệp khác như công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên,…
- Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân đầu tư. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tư nhân tự đăng ký. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng, giảm vốn đầu tư.
Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Về tư cách pháp nhân được quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như đã phân tích tại đặc điểm thứ nhất; khi nhận diện doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn làm chủ.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện được công nhận là pháp nhân.
Thứ ba, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân; không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác; khách hàng, chủ nợ, những người liên quan đến hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp; do chủ doanh nghiệp tư nhân phải gánh chịu.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu tách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh; có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
- Tài sản của doanh nghiệp tư nhân bao gồm tài sản chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp; và tài sản mà chủ doanh nghiệp không đầu tư vào doanh nghiệp.
- Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào
- Quy định này đã làm hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp này muốn đầu tư mới, phát triển; mở rộng quy mô kinh doanh của mình thì chỉ giới hạn huy động vốn bằng cách chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ thêm vốn vào doanh nghiệp; hoặc đi vay tài chính và có thể có các khoản thu thút vốn đầu tư khác như tặng cho, thừa kế tài sản,…
Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề; địa bàn, hình thức kinh doanh. Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn
- Chủ động tìm kiếm thị trường; khách hàng và kí kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh; khả năng cạnh tranh
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền giải thể doanh nghiệp tư nhân
- Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản riêng nêm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định. Đảm bảo duy trì điều kiện kinh doanh đó trong suốt quá trình kinh doanh.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác; đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định; hoặc tiêu chuẩn đã đăng kí hoặc công bố
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng kí doanh nghiệp; đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp; công khai thông tin về thành lập và hoạt động; báo cáo các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật,…
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai tỏng hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và các báo cáo
- Tuân thu quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, san toàn xã hội; bình đẳng giới,…
- Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm và hạn chế như thế nào?
- Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo quy định?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.