Chào luật sư! A là bên mua nhà và tôi là bên bán nhà. Dù đã thỏa thuận hết tất cả các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà; nhưng tôi vẫn lo ngại là A chỉ hỏi chứ không mua; A không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như thanh toán toàn bộ tiền cho tôi khi thực hiện giao dịch.
Do đó; cả tôi và B đi đến thống nhất sẽ chỉ định một tổ chức tín dụng; làm bên thứ ba có nhiệm vụ: Mở tài khoản để giữ một số tiền đảm bảo riêng cho giao dịch; nhằm mục đích buộc các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản. Tôi biết được đây được gọi là biện pháp ký quỹ. Tôi muốn hiểu rõ hơn về biện pháp này đặc biệt là và quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ. Rất mong được luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ theo quy định?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khác với các biện pháp bảo đảm khác chỉ có 2 bên là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm như cầm cố; đặt cọc;… thì biện pháp ký quỹ có thêm bên thứ 3 là tổ chức tín dụng. Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định như thế nào?
Biện pháp bảo đảm là gì?
Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt; trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm; mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức; biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận; mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa; người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm; nhằm bảo vệ hữu hiệu nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của các bên có nghĩa vụ. Mặt khác; các biện pháp này giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp; đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Từ đó các giao dịch dân sự; thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ; là động lực phát triển nền kinh tế đất nước.
Ký quỹ là gì?
Ký quỹ là 1 trong các biện pháp bảo đảm quy định trong Bộ luật dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 330; ký quỹ được hiểu là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý; đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Việc gửi và thanh toán tiền được dùng để ký quỹ
Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa; tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó; tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở; sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức tại các ngân hàng; nhằm đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng và các bên có liên quan.
Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ; bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ
Tổ chức tín dụng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Hưởng phí dịch vụ;
- Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
- Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
- Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Bên ký quỹ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ; theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
- Rút bớt; bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác; trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
- Quyền; nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan quy định.
Bên có quyền trong ký quỹ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ; đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
- Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
- Quyền; nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan quy định.
Các hình thức ký quỹ hiện nay
Có 3 loại ký quỹ phổ biến nhất hiện nay; cụ thể:
Ký quỹ mở L/C
Đây là một hình thức giao dịch giữa người mua hàng và người bán hàng thông qua đơn vị trung gian ngân hàng. Khi đó L/C có giá trị như là 01 lá đơn cho chính ngân hàng tạo lập theo yêu cầu chung. Bên trong lá đơn này bao gồm những thỏa thuận và cam kết việc thanh toán hàng hóa cho bên xuất khẩu.
Ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng
Hình thức ký quỹ thực thi hợp đồng chỉ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Lúc này việc ký quỹ sẽ được thực hiện giữa chủ thầu và nhà đầu tư với một bên trung gian là ngân hàng. Để tiến hành loại hình ký quỹ trên một bản hợp đồng sẽ được ngân hàng thiết lập với nhà đầu tư. Nội dung bên trong hợp đồng cũng bao gồm các điều khoản và cam kết thực thi việc thanh toán chi phí cho bên nhà thầu.
Ký quỹ vào mục đích kinh doanh đa ngành nghề
Kiểu ký quỹ kinh doanh được xem là một sự đảm bảo cho các ngành nghề đặc trưng như lữ hành và môi giới việc làm. Bởi vì theo quy định chủ đầu tư phải duy trì được số tiền tối thiểu trong suốt quá trình kinh doanh của mình.
Có thể bạn quan tâm
- Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự?
- Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
- Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm?
Như vậy; ký quỹ được hiểu là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý; đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng; bên ký quỹ và bên có quyền trong ký quỹ tuân theo quy định tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng; dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay; đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trong trường hợp người cầm cố đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ; đúng thời hạn; mà bên nhận cầm cố không trả lại tài sản cầm cố. Thì người cầm cố có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản (kiện đòi tài sản) và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
– Bên nhận bảo đảm nhận lấy tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ.
– Bán đấu giá tài sản bảo đảm.
– Các phương thức khác.