Chào Luật sư. Chồng tôi hiện là công nhân chuyên nghiệp tại ngũ, và anh ấy vừa được cấp bảo hiểm y tế quân nhân thời gian gần đây. Vì chưa hiểu rõ về quy định bảo hiểm y tế quân nhân nên mong Luật sư giải thích cho tôi biết rằng đối với quân nhân thì mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu và quyền lợi bảo hiểm đối với quân nhân là gì? Thân nhân của quân nhân thì có được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm cũng như gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi. Giải thích cụ thể cho bạn đọc về vấn đề trên mà bạn đọc đang quan tâm Luật sư X xin mời bạn đọc theo dõi bài viết ” quyền lợi bảo hiểm quân nhân” dưới đây, hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin có ích đến bạn đọc, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 70/2015/NĐ-CP
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Đối tượng quân nhân và thân nhân quân nhân tham gia bảo hiểm y tế gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định đối tượng là quân nhân tham gia BHYT gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.
Và theo điểm a, điểm b và điểm c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thân nhân của quân nhân bao gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.
Quyền lợi bảo hiểm quân nhân
Các đối tượng quân nhân tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2015/NĐ-CP, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghị định 70/2015/NĐ-CP;
- Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- Nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước;
- Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương trong phạm vi cả nước.
Các đối tượng là quân nhân tham gia BHYT thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh BHYT, còn được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra đối với thân nhân quân nhân theo căn cứ điểm d, điểm g Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng BHYT của thân nhân quân nhân quy định: Thân nhân quân nhân tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp khác.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân nhân
Căn cứ Điều 4, khoản 1 Điều 5 Nghị định 70/2015/NĐ-CP Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng nêu trên theo mức đóng BHYT sau đây:
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ: mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng;
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ: mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHYT phù hợp.
Đối với quân nhân thân nhân căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng theo quy định là 4,5% mức lương cơ sở.
Thời hạn sử dụng bảo hiểm y tế đối với thân nhân quân nhân là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 143/2020/TT-BQP quy định về thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế như sau:
- “Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này như sau:
- a) Đối với đối tượng quy định tại điểm b, d khoản 1, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng kế tiếp sau tháng Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm đó. Đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng tối đa 24 tháng;
- b) Đối với đối tượng quy định tại các điểm a và điểm b khoản 2: Năm học thứ nhất, thời hạn sử dụng kể từ ngày 01 của tháng kế tiếp sau tháng Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm sau kế tiếp. Thời hạn sử dụng của các năm học tiếp theo tối đa 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm đó. Năm cuối của khóa học, thời hạn sử dụng kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày cuối của tháng kết thúc năm học đó;
- c) Đối với đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 và khoản 4 tối đa 24 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận đủ hồ sơ theo quy định;
- d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3: Năm học thứ nhất, thời hạn sử dụng kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm sau kế tiếp. Thời hạn sử dụng của các năm học tiếp theo tối đa 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ tiền đóng bảo hiểm y tế và hồ sơ theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm đó. Năm cuối của khóa học, thời hạn sử dụng kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày cuối của tháng kết thúc năm học đó.
- Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của một số trường hợp:
- Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư này là thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu: Sau khi khám sức khỏe, ổn định tổ chức, biên chế và lập lý lịch, đơn vị tiếp nhận hướng dẫn kê khai, thẩm định và lập danh sách thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế, báo cáo Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng. Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự hoặc 24 tháng đối với thân nhân học viên các trường quân sự, học viên cơ yếu.
Như vậy có nghĩa là thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự hoặc 24 tháng đối với thân nhân học viên các trường quân sự, học viên cơ yếu.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X vừa cung cấp đến bạn đọc toàn bộ thông tin về vấn đề quyền lợi bảo hiểm quân nhân. Bạn đọc còn quan tâm đến những vấn đề pháp lý khác như dịch vụ thành lập công ty ở Việt Nam,… hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0833102102 để đội ngũ Luật sư cũng như đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc của bạn đọc một cách nhanh chóng chính xác nhất.
Mời bạn đọc thêm
- Quy định về đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023
- Bộ đội phục viên được hưởng chế độ gì?
- Lợi ích của bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trừ trường hợp đang trong thời gian chờ cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT, còn các trường hợp khác bạn đều phải xuất trình thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định đối tượng tham gia BHYT như sau:
– “1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);..
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;……
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;…”
Và cũng căn cứ theo khoản 2, Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 thì “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Do đó vợ quân nhân thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT theo doanh nghiệp và cần đóng BHYT theo doanh nghiệp vì đối tượng tham gia BHYT theo doanh nghiệp được xếp trước đối tượng thân nhân của quân nhân.