Đối với mỗi người, tài sản là thứ vô cùng quan trọng, cần thiết trong đời sống hàng ngày. Quyền tài sản nói chung, quyền có tài sản của trẻ em nói riêng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Bảo vệ tài sản của trẻ em chính là đảm bảo những quyền và lợi ích cơ bản cho trẻ em, bảo vệ cho trẻ em được hưởng quyền thừa kế, quyền được tặng cho, quyền đối với thu nhập hợp pháp của mình và bảo vệ công sức lao động của trẻ em. Vậy vấn đề ” Quyền có tài sản riêng của con dưới góc độ lý luận và thực tiễn” được thể hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, dạo gần đây tôi thấy có rất nhiều người thảo luận về vấn đề bố mẹ có quyền giữ tiền mừng tuổi của con cái không, Tôi có một thắc mắc đó chính là con cái có quyền có tài sản riêng không ạ?. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề quyền có tài sản riêng của con ái ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Quyền có tài sản riêng của con theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.”
Như vậy , luật không chỉ thừa nhận quyền có tài sản riêng của con mà còn quy định về căn cứ xác lập tài sản riêng của con ( khoản 1 Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2014) :“Con có quyền có tài sản riêng . Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng , được tặng cho riêng , thu nhập do lao động của con , hoa lợi , lợi tức phát sinh tử tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của mình” .
Bên cạnh việc quy định về quyền có tài sản riêng của con, nhằm gắn kết trách nhiệm giữa cái với gia đình, khoản 2 Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định :” Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập”.
Nếu còn có tài sản riêng, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng, hoặc có thu nhập từ lao động phù hợp với lứa tuổi phải có trách nhiệm đóng góp một phần vào sinh hoạt chung của gia đình, nhất là khi bố mẹ khó khăn, thu nhập không đủ trang trải các chi phí thiết yếu cho cuộc sống của gia đình, đỡ đần gánh vác với bố mẹ một số việc phù hợp với bản thân trong gia đình.
Như vậy, không chỉ cha mẹ mới có trách nhiệm phải chăm lo cho cuộc sống của gia đình mà cả con cái trong những trường hợp có thể cũng phải có trách nhiệm cùng với cha mẹ chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập thêm. Bởi vì gia đình là một thể thống nhất, các thành viên trong gia đình cần chung tay góp sức xây dựng gia đình, chăm lo đến cuộc sống của các thành viên khác. Nhất là khi con từ 15 tuổi trở lên thì đã hoàn toàn có thể đỡ đần cha mẹ một số việc phù hợp trong gia đình.
Đặc biệt, nếu con có tài sản riêng thì việc đóng góp tài sản đó vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình lại càng cần thiết. Có thể thấy, đi kèm với quyền có tài sản riêng là nghĩa vụ chăm lo cho gia đình ( khi con 15 tuổi trở lên ). Điều này nhằm nâng cao trách nhiệm con cái với gia đình, với cha mẹ.
Ai là người đại diện cho con theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đại diện cho con như sau:
– Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
– Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản; động sản có đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng; tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
– Cha; mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.
Quyền có tài sản riêng của con dưới góc độ lý luận và thực tiễn
Theo quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con; Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý; Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ…
Tuy nhiên, hiện nay đã có một số trường hợp cha mẹ đã thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của con, đó chính là hành vi phá tán tài sản riêng của con chưa thành niên.
Hành vi phá tán tài sản của con chưa thành niên có thể hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con chưa thành niên như: dùng tài sản của con chi dùng cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con… Hành vi phá tán tài sản riêng của con dẫn đến việc cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên…Điều này cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Ví dụ thực tiễn về quyền có tài sản riêng của con
Ví dụ về quyền có tài sản riêng của con: Về vấn đề tiền mừng tuổi vào mỗi dịp năm mới của các con chưa thành niên:
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Quyền sở hữu tài sản của cá nhân là quyền được quy định tại Hiến pháp, được pháp luật bảo hộ. Bao gồm, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Chính vì vậy, con cái của chúng ta, mặc dù chưa thành niên nhưng chúng có quyền có tài sản riêng. Cụ thể, Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nội dung này như sau:
“1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này”.
Tiền người khác mừng tuổi cho các con nhân dịp năm mới được hiểu là tài sản mà các con được cho tặng riêng, căn cứ quy định nêu trên, đó là tài sản riêng của các con.
Đúng là thông thường, bố mẹ và các con đều cho rằng tiền mừng tuổi nên để bố mẹ giữ cho an toàn. Bên cạnh đó, các con còn nhỏ, không biết chi tiêu như thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, việc quản lý, định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên cũng được pháp luật quy định rất rõ ràng:
Cụ thể, theo Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của con được quy định như sau:
“1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”.
Về nguyên tắc, khi con đã trên 15 tuổi, tiền mừng tuổi của con sẽ do các con tự quản lý hoặc nhờ bố mẹ quản lý hộ.
Điều 77 của Luật này quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện”.
Theo đó, về nguyên tắc con từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền định đoạt tài sản riêng là số tiền mừng tuổi của con, trừ trường hợp đưa số tiền này vào kinh doanh. Mặc dù bố mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con cái khi chưa đủ 15 tuổi, nhưng khi định đoạt số tiền này, cũng cần xem xét đến nguyện vọng của con cái.
Hiện nay, với điều kiện sống càng ngày càng thay đổi, đã có nhiều gia đình, để rèn luyện kỹ năng sống của các con, bố mẹ cũng nên cân nhắc việc cho chúng quản lý, sử dụng vào những mục đích chính đáng một số tiền nhỏ sau khi tham khảo, tư vấn của bố mẹ….
Tuy nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ hiện nay vẫn còn cho rằng con chưa thành niên không có quyền có tài sản riêng và cũng không có quyền quản lý hay tự định đoạt tài sản riêng của mình, điều này chính là hạn chế rất lớn gây nên việc không đảm bảo thực hiện được đầy đủ các quyền của con cái.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hợp đồng không xác định thời hạn sẽ được ký khi nào?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào
- Chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại thẻ bảo hiểm không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung tư vấn về “Quyền có tài sản riêng của con dưới góc độ lý luận và thực tiễn“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… của Luật sư X, mời quý bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Con chỉ tự mình quản lý quản lý tài sản riêng khi đủ 15 tuổi trở lên . Còn với trường hợp con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thi do cha, mẹ quản lý, hoặc cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản riêng của con như sau:
“Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Bên cạnh việc quy định quyền có tài sản riêng của con, Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định con từ đủ mười lăm tuổi trở lên mà có tài sản riêng, nếu có thể tự mình quản lý tài sản của chính mình hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
Quản lý tài sản, được hiểu là việc trông coi, giữ gìn tài sản. Con có quyền có tài sản riêng nhưng không có nghĩa là con muốn làm gì cũng được nhằm tránh sự thất thoát, sử dụng lãng phí tài sản của con. Tuy nhiên đối với con từ đủ 15 tuổi trở lên thì có quyền tự quản lý hoặc nhờ cha, mẹ quản lý thay. Tức là con có quyền định đoạt tài sản của mình thông qua việc ra quyết định giao cho cha mẹ quản lý hộ hay tự mình quản lý.
Con chưa thành niên vẫn có tài sản riêng và có quyền sở hữu tài sản riêng đó được quy định trong Luật hôn nhân gia đình 2014, việc con cái chưa thành niên vẫn có tài sản riêng được hình thành một cách hợp pháp và được hưởng quyền sở hữu tài sản đó bao gồm:
Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập;
Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình.