Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Do đó, quyền bầu cử, ứng cử chính là quyền cao cả của mỗi công dân, đó còn là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
Bầu cử là phương thức lựa chọn người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
Ứng cử là việc một người tự xét thấy mình có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực có nguyện vọng ghi tên vào danh sách ứng cử viên hoặc được cơ quan, tổ chức giới thiệu để đưa vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu làm đại biểu tại các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) hoặc làm lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể.
Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân
Quyền bầu cử, quyền ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn người đại diện cho mình của công dân.
27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Nhà nước là do nhân dân bầu ra, không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy, bầu cử còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định.
Quyền ứng cử là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27 Hiến pháp năm
2013).
Hiểu được quyền và nghĩa vụ công dân khi bầu cử luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời, để mỗi công dân nhận thức rõ được trách nhiệm của mình khi tham gia bầu cử, đánh tan mọi âm mưu chống phá của kẻ thù trước thềm ngày bầu cử, phản bác luận điệu xuyên tạc của kẻ thù nhằm kích động nhân dân không tham gia đi bầu.
Mỗi người dân cần nhận thức đúng đắn ý tầm quan trọng, mục đích của Cuộc bầu cử, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó, mỗi công dân cần tự mình tham gia bầu cử, trực tiếp, khi bầu cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên có đức, có tài, có năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử. Đồng thời, cần hết sức tỉnh táo khi tham gia vào trang thông tin mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin xấu độc, cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn của kẻ xấu, không ủng hộ, không chia sẻ các thông tin xấu độc, có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và chế độ, cùng với việc mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như ngoài xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở Cuộc bầu cử.
Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị khởi tố bị can.
- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Mời bạn xem thêm:
- Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- Người đang cách ly Covid-19 có được quyền bầu cử hay không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty con, công văn tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ ứng cử bao gồm:
– Đơn ứng cử;
– Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
– Tiểu sử tóm tắt;
– Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) và có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các đại biểu do mình bầu ra khi các đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.