Hiện nay hội nghị người lao động được biết đến là một cuộc họp có tổ chức do chủ thể là người sử dụng lao động thực hiện việc chủ trì tổ chức hàng năm và sẽ có sự tham gia của người lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để nhằm mục đích thực hiện trao đổi thông tin và các vấn đề về quyền dân chủ cho người lao động. Theo thường lệ, hàng năm bên công đoàn đều tổ chức Hội nghị người lao động. Vậy theo quy định, hội nghị người lao động được hiểu là gì? Quy trình tổ chức hội nghị người lao động được diễn ra như thế nào?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Quy trình tổ chức hội nghị người lao động ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hội nghị người lao động:
Theo Điều 47 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đưa ra quy định cụ thể về hội nghị người lao động với nội dung như sau:
“1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.”
Thông qua quy định được nêu cụ thể bên trên, ta thấy rằng, hội nghị người lao động được hiểu cơ bản chính là cuộc họp có tổ chức do chủ thể là người sử dụng lao động thực hiện việc chủ trì tổ chức hàng năm và hội nghị người lao động sẽ có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm mục đích để các bên có thể trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho các đối tượng là những người lao động.
Đối tượng tổ chức hội nghị người lao động, bao gồm: Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn và sử dụng từ 10 lao động trở lên làm việc theo hợp đồng lao động theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Và, những người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để thực hiện tổ chức hội nghị người lao động.
Quy trình tổ chức hội nghị người lao động
Sau phần Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Hội nghị người lao động cấp công ty sẽ được tổ chức theo nội dung và trình tự cụ thể như sau:
– Hội nghị người lao động cấp công ty sẽ tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch và thư ký Hội nghị:
+ Đoàn Chủ tịch Hội nghị người lao động cấp công ty bao gồm: Người sử dụng lao động, Chủ tịch Công đoàn công ty; thành viên khác (do Hội nghị quyết định bằng hình thức biểu quyết), Đoàn Chủ tịch có trách nhiệm chủ trì Hội nghị.
+ Đoàn Chủ tịch dự kiến thư ký và lấy biểu quyết Hội nghị người lao động cấp công ty. Thư ký Hội nghị người lao động cấp công ty có trách nhiệm ghi biên bản, dự thảo nghị quyết của Hội nghị.
– Báo cáo tư cách đại biểu tham dự Hội nghị người lao động:
Đoàn Chủ tịch dự kiến và xin ý kiến Hội nghị người lao động cấp công ty để nhằm mục đích bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo về tình hình đại biểu tham dự Hội nghị theo quy định.
– Báo cáo của chủ thể là người sử dụng lao động.
– Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Ban Chấp hành Công đoàn).
– Trình bày về dự thảo các nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể của công ty (nếu có).
– Đại biểu thảo luận với nhau.
– Trả lời đối với các chất vấn, kiến nghị của đại biểu.
– Thông qua các nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể của công ty. Ký kết thoả ước lao động tập thể mới hoặc ký sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể (nếu có và đủ điều kiện).
– Bầu thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại định kỳ.
– Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua.
– Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động.
Cần lưu ý khi tổ chức hội nghị người lao động là ít nhất 10 ngày trước khi tổ chức Hội nghị người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn công ty sẽ cần phải thực hiện việc liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp để nhằm mục đích xin ý kiến về nội dung các văn bản, quy trình tổ chức hội nghị người lao động.
Tổ chức hội nghị người lao động:
1/ Mục đích và nguyên tắc tổ chức hội nghị người lao động:
Hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật sẽ được tổ chức hằng năm nhằm để có thể đạt được những mục đích cụ thể như sau:
– Hội nghị người lao động sẽ được tổ chức hằng năm nhằm mục đích để phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện để họ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó thì cũng sẽ tạo cơ sở, căn cứ pháp lý để người lao động giám sát quá trình xây dựng, ban hành những quy định liên quan đến quyền lợi của mình trong công ty.
– Hội nghị người lao động sẽ được tổ chức hằng năm nhằm mục đích để góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, từ đó phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp trong quá trình các chủ thể làm việc, thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, tiến tới xây dựng công ty phát triển bền vững.
Nguyên tắc tổ chức hội nghị người lao động:
Hội nghị người lao động như đã nói cụ thể ở trên thì sẽ được tổ chức hằng năm (12 tháng một lần) và hội nghị người lao động được coi là hợp lệ khi có sự tham dự của trên 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập tham dự. Nghị quyết của hội nghị người lao động cũng sẽ có giá trị thi hành khi nội dung của nghị quyết đó không trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đồng thời thì đã có trên 50% tổng số đại biểu chính thức dự hội nghị biểu quyết tán thành.
Cần lưu ý căn cứ theo Hướng dẫn 1360 của Tổng liên đoàn Lao động, cần lưu ý về thời điểm tổ chức hội nghị như sau: Hội nghị người lao động cần thiết phải tổ chức vào quý I hàng năm. Riêng công ty cổ phần thì hội nghị người lao động nên tổ chức trước Đại Hội đồng cổ đông; Hội nghị người lao động tại đơn vị trực thuộc sẽ tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động của doanh nghiệp do chủ thể là người sử dụng lao động ban hành.
2/ Nội dung hội nghị người lao động:
Theo quy định cụ thể tại Điều 64 Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể nội dung đối thoại tại nơi làm việc bao gồm các vấn đề cụ thể về: tình hình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể là người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, các thỏa thuận khác tại nơi làm việc; nội dung đối thoại tại nơi làm sẽ có nói đến vấn đề về điều kiện làm việc; yêu cầu của các bên đối với nhau, cũng như tất cả các vấn đề mà các bên quan tâm.
Những vấn đề được nêu cụ thể ở bên trên chính là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, bên cạnh đó đây cũng là các vấn đề mà các bên dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp nếu như không được bảo đảm cả ở khía cạnh nhận thức và hành động.
Bởi vì, ta thấy rằng, căn cứ trên phương diện của chủ thể là người sử dụng lao động, mục đích quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh đó chính là doanh thu, lợi nhuận nên người sử dụng lao động thường đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt để các chủ thể là những người lao động phải tuân theo vừa bảo đảm tính hiệu quả, cùng với đó là để giúp hạn chế rủi ro; còn về phía chủ thể là người lao động, mục đích chính của việc bán sức lao động là nhằm để có thể có được thu nhập cao, được bản đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý…
Ta thấy được rằng, các vấn đề cụ thể về quyền và nghĩa vụ, lợi ích cần phải bảo đảm được sự đồng thuận hoặc chấp nhận giữa các bên là người lao động và người sử dụng lao động. Cũng chính bởi vì vậy, nếu các nội dung cụ thể về quyền và nghĩa vụ, lợi ích được bàn bạc, trao đổi và cùng đưa ra cách giải quyết thỏa đáng thì sẽ không chỉ dễ dàng điều hòa, giải quyết các mối quan tâm chung mà còn giúp cho các bên có thể hóa giải được các mâu thuẫn, xung đột nội bộ tiềm ẩn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình tổ chức hội nghị người lao động”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thời gian thanh toán tiền lương sau khi nghỉ việc với người lao động là bao lâu?
- Người lao động tự ý nghỉ việc, công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội không?
- Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động xử lý sao
Câu hỏi thường gặp
Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hội nghị người lao động như sau:
– Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
– Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
– Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Ngay sau khi kết thúc hội nghị, đại diện NSDLĐ và đại diện công đoàn hoặc đại diện tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) thực hiện các nội dung sau:
– Tiếp thu ý kiến hoàn thiện các nội dung báo cáo đã trình tại hội nghị để ban hành; gửi báo cáo lên cấp trên của các bên.
– Phổ biến Nghị quyết hội nghị đến toàn thể NLĐ.
– Chỉ đạo cấp trực thuộc của mỗi bên triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế có nội dung trái với TƯLĐTT đã ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc trái với Nghị quyết hội nghị.
– Định kỳ 6 tháng đánh giá thực hiện Nghị quyết hội nghị (đánh giá những nội dung đã thực hiện, những tồn tại, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, đề xuất các giải pháp đề thực hiện nghị quyết trong thời gian tiếp theo).
Phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện để họ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của họ. Đồng thời cũng là tạo cơ sở và căn cứ pháp lý để người lao động giám sát quá trình xây dựng, ban hành những quy định liên quan đến quyền lợi của mình trong công ty.
Việc tổ chức hội nghị người lao động góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, từ đó phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp trong quá trình làm việc, thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, tiến tới xây dựng công ty phát triển bền vững.
Đối với nguyên tắc tổ chức hội nghị của người lao động thì hội nghị người lao động được tiến hành tổ chức hàng năm một lần và được coi là hợp lệ khi có sự tham dự trên 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Nghị quyết của hội nghị người lao động có giá trị thi hành khi nội dung không trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đồng thời có trên 50% tổng số đại biểu chính thức dự hội nghị biểu quyết tán thành.
Theo Hướng dẫn 1360 của Tổng liên đoàn Lao động, cần lưu ý về thời điểm tổ chức hội nghị:
– Cần thiết phải tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm. Riêng công ty cổ phần thì nên tổ chức trước Đại hội cổ đông
– Hội nghị người lao động tại đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành.