Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hà Nhi, gia đình tôi vừa chuyển vào ở chung cư được gần 1 năm nay. Từ trước đến nay tôi rất quan tâm về vấn đề an toàn, nhất là liên quan đến cháy nổ. Như chủ đầu tư nói là chung cư được trang bị các vật dụng PCCC khắp mọi nơi và sẽ diễn tập chữa cháy cho cư dân thường xuyên . Tuy nhiên từ ngày gia đình tôi vào ở chưa thấy tổ chức diễn tập lần nào để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Quy trình tổ chức chữa cháy như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy trình tổ chức chữa cháy như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001
Mục tiêu của việc phòng cháy chữa cháy là gì?
– Mỗi công ty, tư nhân : Cần ý thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ phó mặc bổn phận cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. thường xuyên tập huấn, huấn luyện sử dụng thiết bị báo cháy và chữa cháy cho cán bộ, nhân viên, công nhân biết về tin hiệu báo cháy, cách di chuyển thoát nạn, vị trí bình chữa cháy và các thao tác chữa cháy ban đầu khi đám cháy mới phát sinh. Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thiết bị để có thể chữa cháy ngay khi có tình huống phát sinh
– Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Tuyên truyền, phổ biến tri thức phòng cháy chữa cháy cho người dân, hướng dẫn, rà soát việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy của các công ty, hộ gia đình trên khu vực quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được báo chí cháy.
– Đối với những cơ quan, tổ chức : Người quản lý phải sở hữu bổn phận đứng ra phổ thông kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công viên chức trong cơ quan, doanh nghiệp. Duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy nội bộ theo quy định pháp luật, thường xuyên rà soát. Giám sát việc chấp hành nội quy PCCC và thiết bị chữa cháy tại chỗ. Ngân sách luôn đảm bảo đủ đáp ứng cho công tác phòng cháy chữa cháy được vận hành bảo trì bảo dưỡng thường xuyên đúng thời gian mang lại hiệu quả nhất.
Đối với các hộ gia đình : Mỗi hộ gia đình là một chiến sĩ phòng cháy và chữa cháy, cần tìm hiểu dâu về công tác phòng cháy – chữa cháy. Mang ý thức chủ động tránh tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, thiết bị đông đảo các vật dụng phòng cháy chữa cháy như các loại bình cứu hỏa chuyên dụng trong nhà và phối hợp hiệu quả mang các hàng ngũ phòng cháy chữa cháy khi sở hữu hỏa hoán vị xảy ra.
Quy trình tổ chức chữa cháy như thế nào?
Bước 1: Báo động cho mọi người xung quanh biết bằng cách nhanh nhất
Hô hoán mọi người thông báo cho nhau.
Hoặc nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy…
Bước 2: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy
– Dùng các dụng cụ như kìm điện, ủng, găng tay cách điện để cắt cầu dao điện, ngắt attomat toàn khu vực bị cháy.
Bước 3: Báo ngay cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy bằng cách gọi điện thoại tới số 114
Bước 4: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn để dập tắt đám cháy
– Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, ….
– Mền chữa cháy, cát,…
– Nước (tránh dùng nước chữa cháy khi chất cháy là dầu, xăng,… )
– Nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy.
Bước 5: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy
Bước 6: Di chuyển các tài sản, hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn. Nhằm tạo khoảng các chống cháy lan.
Một lưu ý cần chú tâm khi tổ chức chữa cháy là người phát hiện đám cháy trong khu vực nhỏ cần hô lớn để mọi người biết địa điểm xảy ra cháy để những người gần khu vực đó không lại gần và nhanh chóng thoát nạn. Và hơn nữa mọi biện pháp chữa cháy tại chỗ cần thực hiện nhanh chóng ngăn cản đám cháy.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy nổ?
Hiện nay nước ta tình trạng cháy nổ diễn ra nhiều hơn. Những người dân cần lưu ý nguyên nhân gây chấy nổ chủ yếu như:
+ Do nấu nướng, vì khu vực nấu nướng nhiệt độ cao và nhiều dầu mỡ nên dầu mỡ cũng khá dễ bắt lửa do nhiệt độ cao gây cháy;
+ Do sử dụng đồ tạo nhiệt như đèn, máy phát điện mini, lò sưởi,… những vật dụng này khi gặp những đồ dễ cháy như vải, nệm, bông, giấy,… khiến chúng cháy và lan ra.
+ Do điện, điện là một năng lượng nguy hiểm với con người, khi dòng điện xảy ra quá tải và nóng lên cũng khiến cho dây điện bị nóng chảy và cháy lên, từ đó bắt ra những đồ vật xung quanh.
+ Do thuốc lá, những người hút thuốc khi vứt tàn thuốc vẫn còn đỏ thì dễ bắt lửa với đồ vật dễ chấy hơn;
+ Do hóa chất, trường hợp này thường xảy ra ở các nhà kho hoặc nhà máy, công trình,..
Như vậy nguyên nhân cháy lớn nhất là từ những vật tạo nhiệt lớn như gas, bếp, thuốc lá, máy sưởi,… khi những khu vực để đồ này có vật dễ cháy thì đám cháy dễ lan nhanh.
Những công trình nào yêu cầu phải có thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy?
Theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì đối tượng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy gồm:
Các dự án quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP trong trường hợp xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng:
VD: bệnh viện cấp huyện trở lên, nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên; Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên,…
Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 như tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy trình tổ chức chữa cháy như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: làm thủ tục ly hôn như thế nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể mới năm 2022
- Phương án chữa cháy theo Nghị định 136 quy định thế nào?
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 1 Điều 17 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định như sau: Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
Theo quy định trên thì hộ gia đình phải có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm của từng hộ. Quy định không bắt buộc phải bố trí bình chữa cháy với từng hộ gia đình.
Tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
Cũng tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Như vậy, nếu hộ gia đình bạn trang bị bình chữa cháy không bảo đảm chất lượng theo quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo pháp luật.
Tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy như sau:
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.