Chào Luật sư, tôi muốn hỏi nếu như có tranh chấp về tài sản khi ly hôn thì có thể yêu cầu định giá tài sản ở đâu? Quy trình thẩm định giá trong vụ án dân sự hiện nay ra sao? Có thể yêu cầu cơ quan định giá bên ngoài định giá tài sản được không? Hội đồng định giá tài sản được thành lập như thế nào? Định giá sai có định giá lại được hay không? Quy trình thẩm định giá trong vụ án dân sự thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Các đương sự trong vụ việc dân sự là ai?
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là người tuy không khởi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.
Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:
– Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Ngoài ra, những người sau đây được gọi là những người có liên quan:
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người này có thể là Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về Luật sư; hoặc là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dận sự dầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp dạng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sỏ chữa bệnh, cơ sỏ giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an.
Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyển đại diện theo quy định của pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự củà người được bảo vệ.
Thẩm định giá tài sản là gì?
Thẩm định giá tài sản được hiểu là là biện pháp thu thập chứng cứ do các bên đương sự tự thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá, nhằm tiến hành xem xét, xác định giá tài sản trong vụ việc dân sự và đưa ra kết luận pháp lí bằng văn bản về giá để làm căn cứ cho việc giải quyết quan hệ nội dung có tranh chấp trong vụ việc dân sự đang giải quyết tại Tòa án.
Quy trình thẩm định giá trong vụ án dân sự thế nào?
Theo luật Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, việc thẩm định giá được tiến hành theo các quy trình như sau:
– Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ việc ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá, tùy thuộc vào tài sản định giá mà Tòa án sẽ mời các bên liên quan của các cơ quan, tổ chức có chuyên môn, tư cách pháp lý riêng biệt để tham gia hội đồng thẩm định, định giá.
– Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ra thông báo về việc thẩm định định giá cho các bên liên quan bao gồm: đương sự, đại diện cơ quan chính quyền địa phương.
– Tiến hành buổi định giá, khi đã có mặt đầy đủ Hội đồng định giá, Cơ quan chính quyền địa phương thì thẩm phán mới có thể tiến hành định giá.
– Các cơ quan chuyên môn tiến hành thẩm định, đo vẽ, đánh giá, báo cáo lại cho Hội đồng định giá, các cơ quan tài chính sẽ dựa vào quy định pháp luật cụ thể mà tiến hành định giá tài sản.
– Việc định giá sẽ được thư ký trong Hội đồng định giá ghi chép lại thành Biên bản, sau khi các bên thông qua Biên bản thì ký vào Biên bản thẩm định, định giá tài sản.
Theo thông tin bạn trao đổi, căn nhà đó là thuộc tài sản chung, nhưng một chủ sở hữu hiện tại đi vắng, chủ sở hữu còn lại không có chìa khóa thì việc thẩm định giá sẽ rất khó khăn hoặc chưa thực hiện được.
Tuy nhiên nếu như có thể xác định được chủ sở hữu kia cố tình cản trở việc thẩm định, định giá thì Tòa án có thể áp dụng quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 02/2020 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định trong trường hợp việc này ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
“Ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án là trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi cản trở quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc có hành vi khác gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.”
Trình tự thủ tục thành lập Hội đồng định giá thế nào?
a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;
b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình thẩm định giá trong vụ án dân sự thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.
Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;