Trong thi công xây dựng, đặc biệt là những công trình cao tầng nguy hiểm việc xảy ra rủi ro trong giai đoạn thi công của người lao động là không thể tránh khỏi bởi lẽ, công trình thi công có rất nhiều đồ khiến di chuyển khó khăn, phần trụ cho người lao động đứng xây mặc dù chắc chắn, có hàng lưới bảo vệ bên ngoài nhưng có thể do điều kiện về sức khỏe không đảm bảo nên có nhiều trường hợp rủi ro xảy ra như bị ngã khi đang làm việc. Chính vì vậy, quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình là rất quan trọng. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định về nội dung nêu trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020
An toàn xây dựng là gì?
Khoản 1 điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”
Quy định về quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng.
Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 29 Nghị định 15/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập, phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định, trong đó phải thể hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công trường.
3. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn.
4. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo pháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.
5. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
6. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt.
7. Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủ sức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
8. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công theo quy định.”
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
– Nhà thầu thi công xây dựng công trình trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình thì nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch an toàn lao động được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định gồm có các chính sách về quản lý an toàn lao động, tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, hướng dẫn kỹ thuật về an toàn lao động…v…
– Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định là người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động lao động cơ sở khi cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện và sử dụng từ 300 người lao động trở lên; Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh đã nêu trên có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
– Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện đối với phần việc do mình thực hiện.
– Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình nhưng phải đáp ứng được các yếu tố như là trình tự thi công, phương pháp kiểm tra, biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường và dự kiến sự cố và cách xử lý
– Nhà thầu thi công có trách nhiệm dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
– Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng.
– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hồ sơ an toàn xây dựng bao gồm các loại giấy tờ sau:
Quyết định thành lập ban an toan lao động của cty;
Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên của từng dự án;
Phiếu giao việc cho cán bộ an toàn;
Nội quy công trường (Nội quy an toàn công trường xây dựng);
Nội quy an toàn lao động;
Danh sách công nhân
Bản cam kết đã học an toàn xây dựng
Bản cam kết an toàn thi công xây dựng (Tải mẫu bản cam kết an toàn xây dựng)
Biên bản huấn luyện ATLĐ;
Nội dung học an toàn;
Nhật ký an toàn;
Sổ giao việc;
Sổ kiến nghị;
Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân;
Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn;
Sổ theo dõi tai nạn lao động;
Sổ theo dõi công tác khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp;
Sổ theo dõi máy móc thiết bị.
Theo quy định các chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:
Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;
Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;
Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;
Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Đề xuất, áp dụng biện pháp an toàn thi công lao động cho con người, máy móc, tài sản, toàn bộ công trình.
Thành lập bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động xây dựng.
Lập kế hoạch thi công riêng với những công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động xây dựng cao.
Tạm dừng và áp dụng biện pháp khắc phục trong trường hợp xảy ra sự cố, nguy cơ gây tai nạn lao động.
Báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị có thẩm quyền về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động xây dựng theo quy định.