Những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh giao dịch thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thời cơ đó, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến lĩnh vực thương mại điện tử này. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn khá mới lạ đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Vậy, quy trình giao dịch thương mại điện tử theo quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Giao dịch thương mại điện tử là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Như vậy, thương mại điện tử bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hóa nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Giao dịch thương mại điện tử được hiểu là phương thức thực hiện một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh tế bằng phương tiện điện tử. Có thể hiểu rõ hơn giao dịch thương mại điện tử là việc mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các hoạt động giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như việc mua, bán trên mạng, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… được thực hiện trên nền tảng điện tử.
Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website TMĐT để phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình (hay gọi cách khác là người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
- Thương nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa dịch vụ (có thể gọi là thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ cho mục đích hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình ( được gọi là người bán).
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ tại 1 trong 2 loại hình là website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (được gọi là khách hàng).
- Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website TMĐT bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật).
- Các chủ thể có sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để tiến hành hoạt động thương mại.
Một số Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử
- Website được thiết lập trong đó cho phép người tham gia được tiến hành mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Website cho phép chủ thể tham gia được thiết lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ của họ;
- Website có chứa các chuyên mục mua bán và cho phép chủ thể tham gia đăng thông tin nhằm mục đích kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ;
- Các loại website khác được quy định bởi Bộ Công Thương.
Các mô hình giao dịch thương mại điện tử hiện nay
Hiện tại, theo thống kê trên thế giới mô hình giao dịch thương mại điện tử được chia ra tổng cộng 9 loại mô hình với đầy đủ các đặc điểm và tính chất riêng như sau:
- B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng
- B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp với Nhân viên
- B2G: Business to Goverment – Doanh nghiệp với Chính phủ
- G2B: Govermen to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp
- G2G: Govermen to Govermen – Chính phủ với Chính phủ
- G2C: Govermen to Citizen – Chính phủ với Công dân
- C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng
- C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp
Nhưng do đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia mà việc lựa chọn mô hình giao dịch điện tử cũng khác nhau sau cho tạo dựng một môi trường kinh doanh thương mại điện tửu hiệu lực hiểu quả nhất.
Bên cạnh đó thì Việt Nam có 3 phương thức giao dịch thương mại điện tử chính như sau: mô hình B2B, mô hình B2C, mô hình C2C.
Quy trình giao dịch thương mại điện tử theo quy định
Thương nhân, tổ chức đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử với Bộ Công Thương thực hiện thủ tục này trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử http://online.gov.vn/?AspxAutoDetectCookieSupport=1. Tuy nhiên, người bán hàng trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công Thương.
Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:
- Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;
- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
- Các thông tin liên hệ.
Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.
Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;
- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.
Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 này, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.
Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch thương mại điện tử
Theo Thông tư 47/2014/TT-BCT, các chủ sở hữu mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử không tuân thủ việc đăng ký với Bộ Công Thương sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, theo khoản 3a, Điều 81 thì việc thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định sẽ bị xử phạt từ 40 – 60 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép sàn thương mại điện tử năm 2022
- Trình tự, thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử
- Thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình giao dịch thương mại điện tử theo quy định năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; trích lục hồ sơ đất…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giao dịch điện tử tiếng anh tạm dịch là “Electronic transactions” hay “E-transactions”
Electronic transaction means doing business using electronic equipment
Theo Khoản 2, Điều 1, Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT về đối tượng đăng ký website cung cấp thương mại điện tử, cụ thể như sau:
Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
– Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
– Dịch vụ đấu giá trực tuyến.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể vừa xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử cho bản desk (webiste) hoặc App (ứng dụng) với điều kiện doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử dưới hình thức App ứng dụng di động.