Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang làm trong công trình xây dựng, công việc của tôi rất nguy hiểm và thường gặp phải rủi ro tai nạn lao động. Tôi có thắc mắc về quy trình điều tra tai nạn sự cố lao động được diễn ra như thế nào? Trình tự và thủ tục xử lý tai nạn lao động được quy định ra sao? Đoàn điều tra tai nạn lao động sẽ thực hiện những công việc gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Luật Lao động năm 2019
Điều tra vụ tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:
“Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1.Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.”
Như vậy, khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động ra Quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
– Đoàn điều tra tai nạn lao động tiến hành điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Quy trình điều tra tai nạn sự cố lao động được diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:
– Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu.
– Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan.
– Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
– Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Lập hồ sơ vụ tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định hồ sơ vụ tai nạn lao động như sau:
“Điều 16. Hồ sơ vụ tai nạn lao động
1.Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
[…]
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.[…]”
Như vậy, theo quy định nêu trên người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động và lưu trữ hồ sơ đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu.
Nhiệm vụ của thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động như sau:
“Điều 12. Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động
1.Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao độngcó nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
2.Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao độngcó nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không?
- Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
- Rút tiền bảo hiểm nhân thọ đúng hạn
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy trình điều tra tai nạn, sự cố lao động được diễn ra như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
– Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Từ người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động sẽ trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% của các mức dưới đây với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015,. Cụ thể:
Mức hỗ trợ bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Mức hỗ trợ sẽ bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.
Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện để được hưởng trợ cấp tai nạn lao động là người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội