Bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền cho thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó. Vậy quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào? Để giú bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Mục đích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu
5 Mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu được thể hiện qua các nội dung dưới đây, bao gồm:
Thứ nhất, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu hướng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu.
Quyền sở hữu thương hiệu sẽ phát sinh khi chủ thể đăng ký bảo hộ thành công đối với thương hiệu đó. Đăng ký thành công là khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh.
Thứ hai, đăng ký bảo hộ thương hiệu góp phần nâng cao giá trị hàng hóa/dịch vụ.
5 mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu tiếp theo là khi thương hiệu được bảo hộ, hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu sẽ tạo được sự tin cậy, tăng sự bảo đảm cho người tiêu dùng. Vì vậy, mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu là giúp người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ lâu dài, hay trả giá cao hơn để sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Uy tín của thương hiệu cũng được nâng cao lên rất nhiều.
Thứ ba, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các đối tác kinh doanh.
Mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm tạo cho cá nhân, tổ chức kinh doanh hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc, tạo sự tin tưởng cho các đối tác trong và ngoài nước để từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đặc biệt là khi làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, những người luôn quan tâm đến khía cạnh pháp lý và tính chuyên nghiệp trong công việc thì việc chủ sở hữu đăng ký bảo hộ thương hiệu phải là yêu cầu bắt buộc.
Thứ tư, 5 mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu là loại trừ rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại thị trường nước ngoài, đồng nghĩa với việc địa vị pháp lý của chủ sở hữu đối với thương hiệu sẽ được pháp luật quốc gia sở tại bảo hộ. Điều này là cơ sở để chủ sở hữu có thể yên tâm đầu tư, phát triển nhãn hiệu của mình tại thị trường đó, tránh được những rủi ro đến từ tranh chấp nhãn hiệu, cũng như được tạo điều kiện thuận lợi để chống lại các hành vi làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm mang thương hiệu của mình.
Thứ năm, 5 mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp đóng góp vào việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
5 mục đích đăng ký bảo hộ thương hiệu đăng ký bảo hộ thương hiệu này thể hiện ở nguyên tắc công tắc công bằng. Một chủ thể đầu tư tiền bạc, thời gian vào việc xây dựng và phát triển uy tín của hàng hóa/dịch vụ gắn với thương hiệu thì chủ thế khác không thể kiếm lợi từ sự đầu tư đó.
Cạnh tranh lành mạnh đòi hỏi các chủ thể kinh doanh chỉ có thể thu lợi từ việc đầu tư công sức, tiền bạc của chính mình chứ không phải lợi dụng uy tín của đối thủ cạnh tranh. Đây là một mục tiêu mà bất kỳ nước nào cũng hướng tới khi điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu
Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
- Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu.
- Số đơn và ngày nộp đơn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng.
- Kết thúc xét nghiệm hình thức Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn.
- Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn.
- Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu
- Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
- Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
- Trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn có quyền chủ động sửa đổi đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu chủ đơn tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình.
- Khi sửa đổi đơn thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
- Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.
- Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Nếu thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn nộp lệ phí để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đã đăng ký.
Bước 7: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
Trong vòng 01-02 tháng kể từ ngày chủ đơn nộp lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.
Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Quy trình đăng ký
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu) cần bảo hộ
Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.
Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “TOÀN MỸ” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “TOÀN MỸ” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu (theo bước 2) xem chữ “TOÀN MỸ” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “TOÀN MỸ” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.
Bước 2: Phân Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi thường hỏi khách hàng về lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm mà khách hàng dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.
1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)
Ví dụ: Nhãn hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 11 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm) hoặc VINMART sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi (gọi là nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa)
Việt Nam không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.
Bước 3: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu)
Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:
– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/
– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)
Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây
– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ (như Luật sư X) sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%
Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngày ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.
Chi tiết quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được chúng tôi tư vấn nội dung bên dưới.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?
Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu?
- Muốn đăng ký nhãn hiệu cần phải có điều kiện gì?
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đồng Tháp
Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư X
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi
Sử dụng dịch vụ Luật sư X. Đảm bảo cho quý khách hàng thực hiện các khâu nhanh chóng, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Hân hạnh được phục vụ quý khách!
Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định pháp luật”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thương hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với thương hiệu (nhãn hiệu) của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi.
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), Chứng từ nộp phí, lệ phí.