Xin chào Luật sư. Tôi là Anh Văn, hiện nay đang sinh sống và làm việc tại khu vực Hà Nội, hiện nay tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật về quy trình mua bán hoá đơn bán lẻ để phục vụ cho công trình nghiên cứu của tôi và tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp. Cụ thể là tôi tìm hiểu về số liệu những năm gần đây thì đại đa số các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh đều chấp hành nghiêm quy định về chế độ in, phát hành và quản lý hoá đơn; tuy nhiên không thể tránh khỏi những vi phạm vẫn còn tồn tại. Vậy quy định pháp luật về quy trình cấp, bán hóa đơn lẻ mới nhất như thế nào? Quy định pháp luật về việc cấp, bán hoá đơn lẻ ra sao? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc, hỗ trợ cho công trình nghiên cứu của bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 829/QĐ-TCT năm 2018 về Quy trình bán lẻ, cấp lẻ hóa đơn
Quy định pháp luật về việc cấp bán hoá đơn lẻ như thế nào?
Theo quy định tại Tiểu mục 4 Mục III Quyết định 829/QĐ-TCT năm 2018 về Quy trình bán lẻ, cấp lẻ hóa đơn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, có quy định như sau:
Bán hóa đơn lẻ: Là việc cơ quan bán lẻ từng số hóa đơn cho hộ, cá nhân kinh doanh từ quyển hóa đơn do cơ quan thuế tạo, phát hành (bao gồm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh và hộ, cá nhân cho thuê tài sản thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn lẻ).
Bên cạnh đó, Văn bản cũng quy định:
Cấp hóa đơn lẻ: là việc cơ quan Thuế cấp lẻ từng số hóa đơn cho tổ chức không kinh doanh từ quyển hóa đơn do cơ quan thuế tạo, phát hành (bao gồm tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua và tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản).
Quy trình cấp bán hóa đơn lẻ mới nhất năm 2023
Ngày 16/04/2018, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 829/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình bán lẻ, cấp lẻ hoá đơn. Cụ thể các bước như sau:
Người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 12 thông tư 39/2014/TT-BTC cho cơ quan thuế. Cụ thể:
– Đơn đề nghị mua hóa đơn mẫu 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
– Văn bản cam kết (Mẫu CK01/AC, phụ lục 3 ban hành kèm thông tư 39/2014/TT-BTC) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền (Đối với hộ,cá nhân kinh doanh mua hóa đơn lẻ lần đầu)
– Xuất trình chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân) còn giá trị sử dụng
– Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền)
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của chi cục thuế thực hiện cấp hóa đơn theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của hộ, cá nhân kinh doanh:
– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị mua hóa đơn lẻ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 7 hặc điểm b khoản 1 Điều 8 thông tư 92/2015/TT-BTC thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn lẻ và các thông tin của hộ,cá nhân kinh doanh do cơ qua thuế đang quản lý trên hệ thống quản lý thuế tập trung;
– Kiểm tra CMND hoặc thẻ căn cước công dân của người có tên trong hò sơ đề nghị mua hóa đơn hoặc người được hộ,cá nhân kinh doanh ủy quyền theo quy định của pháp luật về: Thời hạn sử dụng; Kiểm tra,đối chiếu các thông tin trên CMND hoặc thẻ căn cước công dân đối với người đến mua hóa đơn và thông tin ghi trên Đơn đề nghị mua hóa đơn.
– Rà soát, đối chiếu thông tin, tài liệu trong hồ sơ với các chỉ tiêu tại Điều 4 và Điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC, bảo bảo hộ, cá nhân kinh doanh có đủ thông tin để lập đúng, đầy đủ các tiêu thức trên hóa đơn.
– Hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh kê khai, xác định các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định.
Bước 2: Sau khi hộ, cá nhân kinh doanh cung cấp hồ sơ đầy đủ, thực hiện đóng dấu tiếp nhận hồ sơ; Ghi sổ nhận hồ sơ tại ứng dụng QHS ngay đối với hồ sơ đầy đủ theo qy đinh.
Bước 3: Lập tờ trình đề nghị bán hóa đơn lẻ (kèm theo hồ sơ của hộ, cá nhân kinh doanh), trình lãnh đạo chi cục thuế phụ trách phê duyệt Tờ trình đề nghị bá hóa đơn lẻ ngay trong ngày làm việc
Bước 4: Ngay khi được lãnh đạo chi cục thuế phê duyệt tờ trình đề nghị bán hóa đơn lẻ, thực hiện đồng thời các công việc sau:
– Chuyển bản gốc Tờ khai thuế gửi Bộ phận kê khai và kế toán thuế để cập nhật thông tin tờ khai thuế vào ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS theo quy định.
– Hướng dẫn hộ,cá nhân kinh doanh:
+ Lập chứng từ nộp thuế bằng giấy hoặc điện tử theo quy định
+ Nộp tiền thuế vào Kho bạc nhà nước theo quy định
Bước 5: Ngay khi nhận được chứng từ nộp thuế bằng giấy,thực hiện đối chiếu với Tờ trình đề nghị bán hóa đơn lẻ đảm bảo khớp đúng loại thuế,số tiền thuế mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp theo quy định.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế bằng chứng từ giấy và giữ bản gốc chứng từ nộp thuế, Cơ quan thuế thực hiện lưu trữ bản chụp chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh lập chứng từ nộp thuế điện tử thì công chức thuế thực hiện tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế, đối chiếu với tờ trình đề nghị bán hóa đơn lẻ đảm bảo khớp đúng loại thuế, số tiền thuế mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp theo quy định.
Bước 6: Ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo chuyển Bộ phận ấn chỉ: Toàn bộ hồ sơ kèm theo bản chụp tờ khai thuế,bản chụp tờ trình đề nghị bán hóa đơn lẻ và chứng từ nộp thuế bằng giấy của hộ, cá nhân kinh doanh.
Bộ phận ấn chỉ nhận hồ sơ từ Bô phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển sang. Thực hiện bán hóa đơn lẻ cho hộ, cá nhân kinh doanh ngay sau khi nhận hồ sơ và không thu tiền hóa đơn bán lẻ.
Hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh lập đầy đủ các chỉ tiêu trên hóa đơn theo quy định.
Trước khi giao hóa đơn lẻ cho hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện kiểm tra lại các thông tin do hộ, cá nhân kinh doanh đã lập trên hóa dơn đảm bảo khớp đúng với thông tin trên tờ trình do bộ phận tiếp nhận và trả kế quả của Chi cục thuế chuyển sang.
Liền 1, liên 2 giao cho hộ, cá nhân kinh doanh để lưu và chuyển cho người mua. Liên 3 lưu tại bộ phận ấn chỉ của Chi cục thuế.
Cập nhật các thông tin trên hóa đơn lẻ vào chương trình quản lý ấn chỉ đồng thời gửi lên website tra cứu hóa đơn của Tổng cục thuế.
Hộ kinh doanh có được mua hóa đơn lẻ của cơ quan thuế không?
Theo Khoản 4 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC) quy định trách nhiệm của cơ quan thuế như sau:
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.
Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang tự tạo hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự tạo theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh đơn lẻ (01 số) theo từng lần mà hộ kinh doanh phát sinh và không thu tiền.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí hay không?
- Quy định hóa đơn điện tử bắt buộc khi nào năm 2022?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy trình cấp bán hóa đơn lẻ mới nhất năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo đơn thuận tình ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Hóa đơn bán lẻ chỉ được hạch toán nội bộ tại đơn vị mua bán mà không được kê khai khấu trừ thuế nên về mặt thuế và pháp lý có giá trị khá thấp. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng hóa đơn bán lẻ có vai trò vô cùng quan trọng đối với bên mua và bên bán. Cụ thể chúng có vai trò như sau:
Là bằng chứng có giá trị chứng minh sự phát sinh giao dịch mua bán giữa chủ cửa hàng, doanh nghiệp và khách hàng trong trường hợp hai bên có phát sinh mâu thuẫn.
Là công cụ đắc lực giúp chủ cửa hàng, doanh nghiệp quản lý lượng sản phẩm, dịch vụ trong quá trình mua bán, tránh tình trạng thất thoát sản phẩm vì nhiều lý do như sai sót trong quá trình thanh toán, thất lạc sản phẩm khi trưng bày,…
Phục vụ cho quá trình lưu trữ, đối chiếu thông tin trong tương lai với các hoạt động phát sinh như bảo hành sản phẩm, thu cũ đổi mới sản phẩm cho khách hàng,…
Về nội dung hóa đơn bán lẻ phải bao gồm:
Số hóa đơn;
Ngày phát hành hóa đơn;
Chi tiết về người mua
Chi tiết về người bán
Số lượng, lượng;
Đơn giá;
Tổng cộng;
Giảm giá (nếu có);
Chữ ký của người mua, người bán hoặc đại lý ủy quyền của mình.
Cách viết nội dung trên hóa đơn bán lẻ hợp lệ
Số hóa đơn: Đây là số thứ tự của hóa đơn bán lẻ, cần viết lại chính xác để thuận tiện cho việc tra cứu về sau.
Ngày phát hành hóa đơn: Là thời điểm người bán trai cho người mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Thông tin người mua, người bán: Bao gồm họ tên, số điện thoại liên lạc, nơi công tác, thường trú,…
Số lượng hàng hóa, dịch vụ, đơn giá và thành tiền: Được tính theo công thức: Thành tiền = Số lượng x Đơn giá.
Giảm giá nếu có
Chữ ký của người mua, người bán: Cần ký chính xác tên người mua, người bán để xác nhận đã mua, đã bán hàng hóa, dịch vụ.