Xin chào Luật sư X, tôi mua bảo hiểm nhân thọ thì được nhân viên dặn dò phải giữ lại hóa đơn, tuy nhiên lúc về tôi vô tình làm mất thì có làm sao không? Quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm hiện nay như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hóa đơn là chứng từ kế toán đã quá quen thuộc với hoạt động của doanh nghiệp. Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Vậy quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 68/2019/TT-BTC
- Thông tư số 09/2011/TT-BTC
Hóa đơn là gì? Nội dung hóa đơn
Hóa đơn là chứng từ kế toán đã quá quen thuộc với hoạt động của doanh nghiệp. Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC nội dung của hóa đơn gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại nếu có.
Cần lưu ý rằng, theo Thông tư 68, tiêu thức trên hóa đơn điện tử phải đảm bảo điều kiện về tên hóa đơn:
Hóa đơn điện tử phải có tên, tên từng loại hóa đơn điện tử được thể hiện trên mỗi hóa đơn như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ, TEM, VÉ, THẺ,…
Về ký hiệu mẫu số hóa đơn: Đây là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn. Cụ thể:
- Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.
- Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định.
Về ký hiệu hóa đơn: Đây là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Chi tiết:
Ký tự đầu tiên là 1 chữ cái được quy định: C là thể hiện HĐĐT có mã của cơ quan thuế, K là HĐĐT không có mã của cơ quan thuế.
Quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm
Hóa đơn chứng từ đối với nghiệp vụ đồng bảo hiểm (ĐBH)
Hợp đồng ĐBH cũng rất đa dạng, mỗi hợp đồng có thể bảo hiểm cho mọi rủi ro của khách hàng nhưng cũng không ít trường hợp chỉ có một rủi ro, một đối tượng bảo hiểm thôi nhưng có nhiều DNBH tham gia, họ chia nhau quyền về mức thu phí bảo hiểm đồng thời với việc chia nhau nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng. Tuy nhiên, theo tiêu chí trách nhiệm và phương thức triển khai thì các hợp đồng ĐBH được phân thành 2 loại: (1) Hợp đồng xác định rõ trách nhiệm, mức phí của từng DN; và (2) Hợp đồng do một DN đứng tên được các DN ủy quyền cho chịu trách nhiệm về việc thu phí và giải quyết bồi thường, chi trả các khoản phí khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Đáp ứng yêu cầu của thực tế trong lĩnh vực KDBH, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính (Điều 9 Thông tư 68/2019/TT-BTC) đã bao quát đầy đủ và quy định rõ nội dung thể hiện trên hóa đơn, chứng từ đối với cả 2 loại hình ĐBH trong suốt quá trình thực hiện thu phí, xử lý bồi thường khi sự kiện bảo hiểm (không ai mong muốn) xảy ra.
(a)- Trường hợp mà hợp đồng ĐBH đã xác định rõ tỷ lệ đồng bảo hiểm hoặc ghi rõ mức phí, mức trách nhiệm của từng DNBH tham gia thì hóa đơn, chứng từ thực hiện theo quy định chung, đó là: Khi thu phí bảo hiểm, từng DN với tư cách là 1 đơn vị ĐBH sẽ cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng theo phần phí bảo hiểm gốc có thuế GTGT tương ứng với tỷ lệ ĐBH và thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. Hóa đơn GTGT cũng thể hiện rõ mức tiền bảo hiểm theo giá chưa có thuế GTGT; thuế suất, tiền thuế GTGT; và tổng trị giá thanh tóan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm phải xử lý bồi thường thì phần trách nhiệm bảo hiểm thuộc DN nào, DN đó sẽ tự chịu trách nhiệm. Chứng từ liên quan đến việc mua hàng hoá, dịch vụ để bồi thường hoặc thanh toán các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm sẽ thực hiện theo nguyên tắc: hoá đơn GTGT mang tên, địa chỉ, mã số thuế của DNBH nào (với tư cách người mua), thì DNBH đó sẽ thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí theo quy định chung.
(b)- Với trường hợp ĐBH trong đó có một DNBH đứng tên và được các DNBH cùng tham gia hợp đồng uỷ quyền làm đầu mối thu phí và chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường, chi trả các khoản phí liên quan đến HĐBH thì thực hiện theo hướng dẫn:
- Khi thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, DNBH leading đứng tên xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng, thực hiện kê khai tính thuế GTGT trên toàn bộ giá trị hợp đồng bảo hiểm theo quy định. Khi DN phân chia số tiền phí bảo hiểm theo tỷ lệ ĐBH cho các DN tham gia ĐBH (mức phí bảo hiểm không bao gồm thuế GTGT) thì các DNBH này sẽ xuất hoá đơn GTGT cho DN leading; trong đó ghi rõ hoá đơn ĐBH theo hợp đồng số,… ngày,…. tháng,… năm,… dòng thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Hoá đơn này là căn cứ để các doanh nghiệp ĐBH hạch toán doanh thu (chịu thuế TNDN) theo quy định, không phải tính thuế GTGT vì toàn bộ giá trị hợp đồng đã tính đủ thuế do DN kê khai.
- Khi DNBH thực hiện chi hộ cho các đơn vị ĐBH khoản chi phí phát sinh trong hợp đồng như chi bồi thường, hoa hồng bảo hiểm và các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng thì DNBH đứng tên thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi này. Khi tính phân chia chi phí (phân bổ) cho từng DNBH tham gia theo tỷ lệ ĐBH, doanh nghiệp leading đứng tên cấp hoá đơn GTGT cho các DN này; trên hoá đơn ghi rõ chi bồi thường và các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng ĐBH (số,… ngày,… tháng,… năm… của hợp đồng) do DNBH đứng tên thực hiện, dòng thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Hoá đơn này là căn cứ để các DN tham gia ĐBH hạch toán chi phí theo quy định, không tính kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào vì toàn bộ khoản chi đầu vào đã được khấu trừ tại DNBH như nêu trên.
Xuất hóa đơn đối với trường hợp thu hộ, chi hộ cho DNBH khác
Hoạt động thu hộ, chi hộ thường diễn ra trong quan hệ hợp tác giữa các DNBH độc lập hoặc giữa DNBH với các đại lý bảo hiểm, do đó cần phân biệt rõ ranh giới giữa hành vi thu tiền, hạch toán dòng tiền với quyền, nghĩa vụ của các bên trong HĐBH và được thực hiện theo trình tự sau:
- Khi thu hộ tiền phí bảo hiểm, DN hoặc đại lý là tổ chức thu hộ có trách nhiệm lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ thu hộ Công ty bảo hiểm (tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty) theo Hợp đồng bảo hiểm (số, ngày, tháng, năm của hợp đồng). DN hoặc đại lý thu hộ không hạch toán doanh thu mà hạch toán khoản thu hộ nhưng phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản thu này.
- Đối với DNBH nhờ thu hộ: Khi nhận tiền từ DN thu hộ thì lập hoá đơn GTGT giao cho DN thu hộ, trên hoá đơn ghi rõ nhận tiền phí bảo hiểm do Công ty bảo hiểm hoặc đại lý thu hộ (tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty) theo hợp đồng bảo hiểm (số, ngày, tháng, năm của hợp đồng); số thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bằng đúng số thuế GTGT mà DN thu hộ đã thu của khách hàng. Hoá đơn này làm căn cứ để DN thu hộ khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi tính thuế GTGT phải nộp, đồng thời là căn cứ để DNBH nhờ thu hộ hạch toán doanh thu, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
- Khi chi hộ DNBH tiền mua hàng hoá, dịch vụ để bồi thường cho khách hàng, DN hoặc đại lý chi hộ yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ xuất hoá đơn bán hàng theo tên, địa chỉ, mã số thuế của DNBH nhờ chi hộ; hoá đơn này được chuyển cho DNBH nhờ chi hộ để DN này thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào (nếu có) và hạch toán chi phí theo quy định.
Xuất hóa đơn đối với trường hợp thu hộ, chi hộ giữa các DN trực thuộc một DNBH hoặc giữa DN hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của DNBH
Việc xuất hoá đơn GTGT trong quan hệ nhờ thu/nhờ chi hộ giữa các DN trực thuộc một DNBH hạch toán độc lập, hoặc quan hệ nhờ thu/chi hộ giữa DN hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của DNBH cũng bảo đảm nguyên tắc không tính trùng lắp thuế GTGT, tiện lợi trong hạch toán, minh bạch trong giám sát như trường hợp thu/chi hộ nêu tại điểm 1 và điểm 2 trên đây nhưng được hướng dẫn cụ thể hơn như sau:
- Khi thu hộ tiền phí bảo hiểm, DN thu hộ thực hiện cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng và kê khai, nộp thuế GTGT đối với phần doanh thu thu hộ, đồng thời thông báo thu hộ cho DN nhờ thu hộ. Căn cứ vào thông báo này, DN nhờ thu hộ hạch toán doanh thu (không có thuế GTGT), không phải phát hành hoá đơn và không kê khai, nộp thuế đối với phần doanh thu nhờ thu hộ.
- Trường hợp DN nhờ thu hộ không yêu cầu DN thu hộ cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng thì DN thu hộ chỉ hạch toán nghiệp vụ thu hộ tiền và không kê khai, nộp thuế GTGT đối với số tiền thu hộ này. Căn cứ vào thông báo thu hộ, DN nhờ thu hộ sẽ cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng và thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần doanh thu nhờ thu hộ (số tiền phí nhờ thu hộ).
- Khi thực hiện nghiệp vụ chi hộ, hoá đơn GTGT mang tên, mã số thuế của DN nào thì DN đó thực hiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời thông báo chi hộ cho DN nhờ chi hộ để DN này hạch toán chi phí.
Hóa đơn đối với trường hợp hoàn trả phí bảo hiểm và giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm
Hoàn trả phí bảo hiểm thường xảy ra trong những trường hợp thay đổi yêu cầu bảo hiểm về phạm vi, mức trách nhiệm so với hợp đồng đã ký kết, cũng có những trường hợp người được bảo hiểm làm tốt công tác quản trị, ngăn chặn từ xa, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro,… nên rút lại một phần hoặc toàn bộ yêu cầu bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp xảy ra về trục lợi bảo hiểm thông qua việc rút lại yêu cầu bảo hiểm, đòi hoàn trả phí bảo hiểm. Do đó, các trường hợp hoàn trả phí bảo hiểm và gắn liền với nó là giảm mức hoa hồng môi giới bảo hiểm cần phải được kiểm soát kỹ càng và hoá đơn là một trong những công cụ hữu hiệu.
- Với trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là tổ chức kinh doanh nay có yêu cầu hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền phí bảo hiểm đã đóng thì DNBH yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm do DNBH hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm (tương tự như hoá đơn GTGT xuất trả lại hàng đã mua). Hoá đơn này sẽ là căn cứ để DNBH điều chỉnh giảm doanh thu bán bảo hiểm, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu ra và tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh giảm chi phí mua bảo hiểm, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ.
- Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức không kinh doanh, không có hoá đơn GTGT thì DNBH nhất thiết phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản trước khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm. Trong văn bản này, DNBH và khách hàng tham gia bảo hiểm phải ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền thuế GTGT theo hoá đơn thu phí bảo hiểm mà DNBH đã xuất trước đây (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn thu phí bảo hiểm vừa thu hồi (bản gốc) để DNBH làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu, thuế GTGT. Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm không trả lại hoá đơn thu phí bảo hiểm (bản gốc) thì DNBH căn cứ vào liên 1 của tờ hoá đơn lưu tại DN và biên bản hoặc văn bản thoả thuận để thực hiện hoàn trả số tiền phí bảo hiểm theo mức giá/phí không có thuế GTGT. Đối với trường hợp giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm thì thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản pháp luật về môi giới bảo hiểm.
Hóa đơn đối với trường hợp giảm phí bảo hiểm
Điểm khác biệt gữa kinh doanh bảo hiểm so với hoạt động kinh doanh thông thường là ở chỗ người tham gia bảo hiểm có thể được giảm một phần phí bảo hiểm đã mua theo hoá đơn trong những trường hợp như vì lý do khách quan dẫn tới không xảy ra sự kiện bảo hiểm. Cũng có những trường hợp việc giảm phí bảo hiểm đã được cam kết trước, thí dụ DNBH và khách hàng thỏa thuận rằng đến hết thời hạn bảo hiểm nếu không xảy tổn thất hoặc tổn thất thấp hơn tỷ lệ quy định trong đơn bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm sẽ được giảm một phần phí bảo hiểm.
Trong những trường hợp giảm phí bảo hiểm như trên thì DNBH đương nhiên phải thực hiện điều chỉnh giảm phí bảo hiểm. Về thủ tục, DNBH và bên mua bảo hiểm phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được giảm theo hoá đơn (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), DNBH thực hiện việc xuất hoá đơn GTGT cho phần giảm phí này. Hoá đơn ghi rõ số tiền được điều chỉnh giảm phí [không được ghi số âm (-)], điều chỉnh giảm số thuế GTGT tương ứng cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh này, DNBH sẽ kê khai điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra; và bên khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ kê khai điều chỉnh giảm chi phí, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào.
Hóa đơn đối với trường hợp mua hàng về để dùng cho khuyến mại, quảng cáo, biếu tặng trong giao dịch phục vụ hoạt động của DNBH.
DN nói chung, DNBH nói riêng trong quá trình cạnh tranh thường triển khai các chương trình quảng bá, khuyến mại, quà tặng, chăm sóc khách hàng và khi đó xuất hiện nhu cầu mua hàng hoá, dịch vụ để tặng cho các khách hàng tham gia bảo hiểm của mình. Rõ ràng là, cho phí cho hoạt động này DNBH được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và phải chịu mức khống chế tối đa khi xác định chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN (không quá 10% hoặc 15% chi phí chưa bao gồm khoản này, tuỳ thuộc vào DN đó đang hoạt động sau 3 năm hay là DN mới thành lập… ). Tuy nhiên, nghĩa vụ thuế GTGT có sự khác biệt giữa DNBH nhân thọ và phi nhân thọ là ở chỗ kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào để sử dụng cho mục đích này. Khi xuất dùng hàng hoá, dịch vụ mua vào cho các mục đích quảng bá, khuyến mại cần thực hiện quy định về hoá đơn như sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mà DNBH nhân thọ mua về dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của hoạt động bảo hiểm nhân thọ thì mỗi khi xuất dùng phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. Trường hợp đại lý bảo hiểm hoặc khách hàng không yêu cầu lấy hoá đơn thì cuối ngày DNBH thực hiện lập chung một hoá đơn đối với hàng khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng phát sinh trong ngày.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mà DNBH phi nhân thọ mua về dùng để khuyến mại, quảng cáo phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ thì mỗi khi xuất dùng cũng phải lập hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. Trường hợp đại lý bảo hiểm hoặc khách hàng không yêu cầu lấy hoá đơn thì cuối ngày doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện lập chung một hoá đơn đối với hàng khuyến mại, quảng cáo phát sinh trong ngày.
Hóa đơn chứng từ đối với những trường hợp khác
- Đối với DN làm công việc môi giới dịch vụ bảo hiểm mà các dịch vụ bảo hiểm này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số tiền thu được từ dịch vụ môi giới đó cũng sẽ không phải tính thuế GTGT đầu ra. Các đại lý bảo hiểm là tổ chức khi nhận hoa hồng đại lý bảo hiểm, hoa hồng môi giới bảo hiểm thì phải lập hóa đơn GTGT; trên hóa đơn cần ghi rõ số tiền môi giới, số tiền hoa hồng nhận được, dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
- Đối với DNBH, đại lý bảo hiểm trong quá trình hoạt động nếu được các DNBH hoặc cơ sở kinh doanh khác hỗ trợ, tài trợ tiền thì DNBH, đại lý bảo hiểm chỉ phải lập chứng từ thu, không phải xuất hoá đơn GTGT cho số tiền nhận được vì đây không phải là giao dịch mua/bán hàng hoá, dịch vụ. Khoản tài trợ nhận được này xác định là một khoản thu nhập khác để kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định.
- Trường hợp DNBH thực hiện chi hỗ trợ cho các đại lý bảo hiểm thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về KD bảo hiểm. Khi chi tiền hỗ trợ, căn cứ mục đích hỗ trợ đã được ghi trong hợp đồng hỗ trợ để lập chứng từ chi tiền. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các đại lý của các DNBH, Tại cuối điều 9 của Thông tư hướng dẫn số 09/2011 có quy định ràng buộc : Số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào bằng tiền nhận hỗ trợ thì không được kê khai, khấu trừ.
Quy định về hoá đơn chứng từ luôn là vấn đề thời sự đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của nền kinh tế. Trong khi đó, bảo hiểm là một trong những hoạt động kinh doanh đặc thù, cho nên những hướng dẫn cụ thể về hoá đơn chứng từ trong Thông tư mới ban hành của Bộ Tài chính sẽ rất có ý nghĩa đối với hoạt động của thị trường bảo hiểm trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thời điểm xuất hóa đơn, những hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt.
Theo đó, bên mua xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt từ 4-8 triệu đồng, căn cứ đúng Điểm a, Khoản 3, Điều 11 của Thông tư 10 /2014/TT-BTC:
Tiến hành phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Tiến hành phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
Còn với bên mua, những hóa đơn xuất sau thời điểm sẽ được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Về thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng, theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
về việc bồi thường thiệt hại có xuất hóa đơn như sau:
Nếu nhận tiền bồi thường thiệt hại, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thì không cần phải lập hóa đơn, xuất hóa đơn mà chỉ cần lập phiếu thu, phiếu chi
Nếu khoản tiền mà doanh nghiệp nhận về để phục vụ cho các mục đích như để bảo lãnh, sửa chữa, quảng cáo, khuyến mại thì cần phải lập hóa đơn và kê khai thuế, nộp thuế
Nếu khoản bồi thường đó được thay thế bằng hàng hóa hoặc dịch vụ thì doanh nghiệp cũng cần phải lập hóa đơn và kê khai thuế như khi bán hàng hóa thông thường.