Trước đây, có nhiều trường hợp nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm nhưng không xử lý kỷ luật được do vướng luật. Do đó, Luật cán bộ viên chức sửa đổi đã quy định công chức nghỉ hưu vẫn bị truy cứu trách nhiệm, xử lý kỷ luật. Đây là quy định cần thiết nhằm phòng ngừa, răn đe công chức khi làm việc phải đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, cơ quan, đơn vị không được sai phạm. Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức đã nghỉ hưu.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Công chức đã nghỉ hưu có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ khoản 5 Điều 84 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định như sau:
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ; công chức đã nghỉ việc; nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc; nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất; mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự; hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
Như vậy, mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của công chức đã nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi nghỉ hưu mới phát hiện công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy vào tính chất; mức độ bị xử lý hình sự; hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Hình thức xử lý kỷ luật công chức đã nghỉ hưu là: Khiển trách; cảnh cáo; xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. Đặc biệt; việc xử lý kỷ luật này gắn với hệ quả pháp lý tương ứng của hành vi vi phạm.
Ngoài ra luật cũng quy định công chức đã nghỉ hưu trước có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày luật cán bộ; công chức sửa đổi 2019 có hiệu lực cũng sẽ bị xử lý kỷ luật.
Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ hưu
Căn cứ Điều 23 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu, cụ thể như sau:
Bước 1: Đề xuất hình thức kỷ luật thời điểm và thời gian thi hành kỷ luật.
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật; thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hộ; Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý; sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật; thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền đối với người đã nghỉ việc; nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong quá trình công tác; cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định việc xử lý kỷ luật; và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bước 2: Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật.
Căn cứ vào đề xuất hình thức kỷ luật; thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật của cơ quan tham mưu; dựa vào hành vi, mức độ vi phạm, cũng như tính chất, mức độ nguy hại của hậu quả, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật. Cụ thể, thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật công chức đã nghỉ hưu được quy định như sau:
Căn cứ Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ hưu như sau:
+ Công chức đã nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ; chức danh thì người ra quyết định kỷ luật là cấp có thẩm quyền phê chuẩn; quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử; bổ nhiệm chức vụ, chức danh cao nhất.
+ Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người giữ chức vụ; chức danh trong cơ quan hành chính Nhà nước do Quốc hội phê chuẩn.
+ Trường hợp người đã nghỉ hưu bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách; hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử; bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định kỷ luật.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm: Tại sao Công chức không được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: công chức nghiện ma túy đã có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.