Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh. Mỗi cơ sở giáo dục, vị trí việc làm việc dành cho nhà giáo sẽ có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, trình độ khác nhau.Quy định hiện nay về trình độ chuẩn của nhà giáo là gì? Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của nhà giáo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật giáo dục 2019
- Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT
Quy định về trình độ chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục không bao gồm Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
Căn cứ theo Điều 72 Luật giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn của nhà giáo được quy định như sau:
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà chính là tiêu chuẩn đào tạo mà nhà giáo cần có để có thể thực hiện việc giảng dạy, giáo dục của mình và pháp luật quy định mỗi cấp, trình độ giáo dục sẽ quy định trình độ chuẩn được đào tạo khác nhau.
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP như sau:
Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo
- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
- Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
- Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở
– Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
– Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
- Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chí xếp hạng giáo viên
Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chí xếp hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26;
- Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25;
- Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III. Đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào; giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
– Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25
- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non; và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
– Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24
- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chí xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
- Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29.
- Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V.07.03.28.
- Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số V.07.03.27.
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp; và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III. Đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III; thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
– Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.28
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp; và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
– Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số: V.07.03.27
- Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học; hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chí xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32.
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp; và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III. Đối với giáo viên THCS mới được tuyển dụng vào giáo viên THCS hạng III; thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
– Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31.
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp; và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.
– Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30.
- Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS; hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I.
Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chí xếp hạng viên chức giảng dạy tại bậc THPT như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14.
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13.
Tiêu chí xếp hạng giáo viên
– Giáo viên THPT hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên và có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT, hạng I tương ứng.
– Giáo viên THPT hạng II, III về bằng cấp phải có:
- Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THPT.
- Với môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, III tương ứng.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Quy định về trình độ chuẩn của nhà giáo”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, trích lục kết hôn tại đại sứ quán, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Những kinh nghiệm mua lại nhà ở xã hội cần lưu ý?
- Phụ lục hợp đồng kinh tế năm 2022
- Người trực tiếp kinh doanh vận tải có cần chứng chỉ hay không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải đáp ứng điều kiện gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 71/2020/ NĐ-CP
Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn sẽ được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm); được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục; được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo khi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo. Chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù, trình tự, thủ tục đền bù chi phí đào tạo áp dụng thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.