Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đây là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Để trở thành một công chức Hộ tịch tư pháp cấp xã ngoài đáp ứng các điều kiện chung của một công chức thì cần phải đáp ứng những điều kiện riêng về chuyên môn theo quy định của luật.
Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về trách nhiệm của cán bộ tư pháp – hộ tịch qua bài viết dưới đây.
Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch
Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ tư pháp – hộ tịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tư pháp.
Tiêu chuẩn chung để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định thì người làm công chức Tư pháp – Hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau
- Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
- Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Trách nhiệm của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch
Theo quy định hiện hành, cán bộ tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tư pháp cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tham gia xây dựng, góp ý kiến, tự kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn để kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ;
- Làm đầu mối thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính, báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, bản, khu dân cư phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
- Quản lý và thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo và các văn bản liên quan;
- Tham mưu xây dựng, quản lý, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu, tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;
- Quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở;
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn tiếp cận pháp luật theo quy định;
- Quản lý, đăng ký hộ tịch; thực hiện một số việc về quốc tịch tại cấp xã theo quy định của pháp luật:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);
- Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cấp bản sao từ sổ gốc, cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
- Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật;
- Tham mưu cho UBND xã tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch.
- Về chứng thực: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp xã giao và theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty cổ phần, quy định tạm ngừng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:
– Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
– Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.