“Xin chào luật sư. Hiện tại tôi đang làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân. Tôi muốn hỏi quy định về tiền lương trong doanh nghiệp tư nhân hiện nay như thế nào? Kỳ hạn trả lương trong doanh nghiệp tư nhân là bao lâu theo quy định pháp luật hiện hành? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tiền lương là gì?
Tiền lương là một khái niệm dễ bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Tiền lương được hiểu là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm
Trong đó:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
– Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Quy định về tiền lương trong doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 54 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ngày 14/12/2020 của Chính phủ. Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ.
Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
Đối với trường doanh nghiệp đang áp dụng hình thức trả lương theo tháng, tiền lương của người lao động được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động (nếu người lao động làm đủ số ngày công trong tháng thì doanh nghiệp phải trả đủ tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động). Đối với những ngày nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động, doanh nghiệp căn cứ vào cách xác định tiền lương ngày theo hướng dẫn nêu trên để trừ tiền lương những ngày nghỉ không hưởng lương của người lao động.
Kỳ hạn trả lương trong doanh nghiệp tư nhân là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương. Cụ thể kỳ hạn trả lương trong doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, chỉ khi vì lý do bất khả kháng thì người sử dụng lao động mới có thể trả lương cho người lao động trễ so với thời hạn thỏa thuận. Tuy nhiên thời hạn trả lương cho người lao động cũng không được chậm quá thời hạn 30 ngày. Nếu không người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm và phải tiến hành đền bù tổn thất cho người lao động theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Thắc mắc về tiền lương năm 2022
- Tiền lương là tài sản chung hay riêng?
- Lương cơ bản là gì? Lương tối thiểu vùng là gì?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về tiền lương trong doanh nghiệp tư nhân năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn xin xác nhận độc thân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với tính chất công việc và nhu cầu của người lao động. Dưới đây là 4 cách trả lương thường được sử dụng. Đó là:
– Hình thức trả lương theo thời gian
– Trả lương theo sản phẩm
– Hình thức trả lương theo lương khoán
– Trả lương theo doanh thu
Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu giờ áp dụng từ ngày 01/7/2022 cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như sau:
– Vùng I: 22.500 đồng/giờ
– Vùng II: 20.000 đồng/giờ
– Vùng III: 17.500 đồng/giờ
– Vùng IV: 15.600 đồng/giờ
Nguyên tắc trả lương:
– Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn
– Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.