Xin chào Luật sư. Tôi tên là Toản. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu? Giám đốc có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2004, đây là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động. Khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngoài độ tuổi lao động hoặc chết. Số tiền này được đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Nhìn dưới góc độ kinh tế thì đây là một phần hỗ trợ người lao động khi họ bị giảm hoặc mất một phần thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, nghỉ hưu, chết…
Nhìn dưới góc độ pháp lý thì đây là tập hợp các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành. Nhằm đảm bảo cả vật chất và tinh thần cho người lao động. Và người thân người lao động trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất một phần thu nhập.
Nhiều người lao động băn khoăn và không muốn đóng bảo hiểm xã hội vì mức đóng khá cao. Hơn nữa họ lại không hiểu bảo hiểm xã hội là gì và đóng để làm gì? Thực chất, bảo hiểm xã hội sẽ giúp bù đắp phần nào sự thiếu hụt thu nhập khi bạn và gia đình gặp rủi ro.
Nó cũng giúp phân phối lại thu nhập khi trích một phần thu nhập của bạn vào trợ cấp khi gặp bất trắc. Lợi ích này tương tự dành cho người sử dụng lao động. Khi họ sẽ hỗ trợ người lao động theo từng khoản nhỏ chứ không phải mất một khoản tiền lớn khi người lao động gặp chuyện không may.
Ngoài ra, bảo hiểm xã hội còn mang ý nghĩa nhân văn khi góp phần tạo ra sự tương trợ. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm người. Quỹ bảo hiểm xã hội được tạo ra sẽ giúp đỡ được không ít người lao động gặp rủi ro.
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu
Cụ thể, theo Điều 74 trong Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, quy định về mức lương hưu hằng tháng (theo cách tính áp dụng từ ngày 01/01/2018 trở đi) được chỉ rõ như sau:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.
Như vậy, từ năm 2022 trở đi, lao động nam đủ điều kiện về hưu đóng tối thiểu 20 năm BHXH là có thể hưởng lưu hưu, còn lao động nữ đủ điều kiện về hưu chỉ cần đóng tối thiểu 15 năm BHXH là có thể nhận mức lương hưu 45%.
Làm thế nào để hưởng lương hưu cao nhất?
Theo quy định trên, cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa như sau:
Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa
= (Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu) + 15
Như vậy, từ năm 2022, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa. Lao động nữ đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu tối đa.
Giám đốc có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Trường hợp 1: giám đốc đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị công ty
Theo điểm e điều 56 Luật doanh nghiệp 2014
“e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty”.
Khi đó, áp dụng quy định tại điều 4 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH, giám đốc thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp 2: Giám đốc được công ty thuê quản lý
Lúc này, giám đốc giống như người lao động khác được thuê trong doanh nghiệp. Giám đốc sẽ là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định tại điều 4 khoản 1.2 Quyết định 1111/QĐ-BHXH.
Người lao động trong thời gian thử việc có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định pháp luật hiện hành tại điều 2 và điều 29 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
- Năm 2016, 2017 người lao động trong thời gian thử việc dưới 3 tháng không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
- Từ ngày 1/1/2016, những người có hợp đồng từ đủ 1 tháng đều thuộc đối diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu “. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Mức hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?
- Quy trình làm bảo hiểm xã hội cho nhân viên?
- Bảo hiểm xã hội bao gồm những gì?
Các câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người lao động và doanh nghiệp trong thời gian nghỉ sinh không phải đóng BHXH, và BHTN. Khoảng thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, nhưng không được tính là thời gian đóng BHTN. Trong khoảng thời gian này, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng BHYT thay cho người lao động.
Theo quy định tại Mục 2.2 Khoản 2 Điều 54 Quyết định 1111/QĐ-BHXH, khi người lao động nghỉ việc không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp phải báo giảm lao động và không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong thời gian này.
theo quy định tại điều 123 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì:
Nếu trong doanh nghiệp có người lao động là người đã nghỉ hưu và có hưởng lương hưu thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động nhưng doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động khoản chi phí (hiện nay là 24% tiền lương của người lao động).