Có lẽ thuật ngữ “kiêm nhiệm” không quá xa lạ đối với mọi người; trong bộ máy hành chính của nhà nước ta không khó để bắt gặp tình trạng 1 cán bộ, công chức, viên chức thường gánh vác thêm các công việc hay chức vụ khác. Việc kiêm nhiệm này cũng có mặt tích cực đó là làm giảm sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước về mặt nhân sự; tuy nhiên cũng có điểm tiêu cực là khiến cho người kiêm nhiệm 1 mệt mỏi vì gành vác nhiều hay chất lượng công việc chưa tốt. Chính vì vậy; Nhà nước đã quy định về phụ cấp kiêm nhiệm để phần nào hỗ trợ cho họ. Vậy phụ cấp kiêm nhiệm là gì? Có các loại phụ cấp kiêm nhiệm nào? Cách tính ra sao? Luật sư X mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
- Thông tư 02/2005/TT-BNV
- Thông tư 78/2005/TT-BNV
- Thông tư 25/2007/TT-BQP
Nội dung tư vấn
Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?
Kiêm nhiệm hay là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ; công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan; đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội; ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Người được phân công kiêm nhiệm chức vụ; kiêm nhiệm công việc sẽ được trả thêm một khoản phụ cấp kiêm nhiệm.
Phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp lương cho công chức; viên chức hành chính sự nghiệp; người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn; nghiệp vụ vừa giữ hai hay nhiều chức vụ lãnh đạo cùng một lúc nhưng lại mới chỉ được hưởng lương chuyên môn; nghiệp vụ.
Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm
Quy định về các loại phụ cấp kiêm nhiệm
Thứ nhất: Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
Các đối tượng đang kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo thông qua hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm ở một cơ quan; đơn vị; đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác mà cơ quan; đơn vị khác đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp
Theo quy định của pháp luật; 10% là mức phụ cấp kiêm nhiệm mức lương hiện hưởng cộng các loại phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung. Nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cùng một thời gian; thì chỉ áp dụng một mức phụ cấp.
Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với lãnh đạo: Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn; nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức danh lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Cách tính trả phụ cấp
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác được xác định bằng công thức như sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác bằng hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn; nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có hiện hưởng của người giữ chức lãnh đạo kiêm nhiệm (x) mức lương tối thiểu chung (x) 10%.
+ Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan; đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan; đơn vị nào thì cơ quan; đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng dược giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan; đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan; đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
+ Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng; hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Thứ hai: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với sỹ quan
Theo quy định của Thông tư 25/2007/TT-BQP về thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành.
Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công thức:
Phụ cấp kiêm nhiệm= 10% mức lương cấp hàm + phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Công thức được xác định:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = hệ số lương cấp hàm + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng x mức lương cơ sở x 10%
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục chuyển sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân năm 2022
- Giấy tờ có thể thay thế giấy chứng tử theo quy định năm 2022
- Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu theo quy định năm 2022?
Quy định về cách tính phụ cấp kiêm nhiệm
Trong quy định về phụ cấp kiêm nhiệm năm 2022; tại mục III – Thông tư 78/2005/TT-BNV nêu trên; mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đơn vị; cơ quan khác được tính bằng công thức như sau:
Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chứ vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Trong đó:
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; thì được tính theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV theo công thức: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = hệ số x mức lương cơ sở
- Lương cơ sở hiện nay theo quy định hiện tại là 1.490.000 đồng.
- Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo được ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
- Phụ cấp thâm niên vượt khung: Được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
Về mức hưởng Thông tư số 04/2005/TT-BNV vừa nêu phía trên quy định; công chức được hưởng 05% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Từ năm thứ 04 trở đi mỗi năm tính thêm 1% nữa.
Phụ cấp trách nhiệm khác gì phụ cấp kiêm nhiệm
Cũng tương tự; phụ cấp trách nhiệm cũng có những điểm tương đồng và bất đồng với phụ cấm kiêm nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm cũng là phụ cấp lương; tuy nhiên đối tượng áp dụng và mức phụ cấp áp dụng của các loại phụ cấp này là khác nhau.
Đối tượng áp dụng:
- Phụ cấp kiêm nhiệm dành cho công chức; viên chức hành chính sự nghiệp; người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn; nghiệp vụ vừa giữ hai hay nhiều chức vụ lãnh đạo cùng một lúc nhưng lại mới chỉ được hưởng lương chuyên môn; nghiệp vụ;
- Phụ cấp trách nhiệm dành cho người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ thuật vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo hoặc làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao; mà chưa được xác định mức lương.
Mức phụ cấp áp dụng:
- Phụ cấp kiêm nhiệm = 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chứ vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
- Trong từng thời kỳ; phụ cấp trách nhiệm được quy định áp dụng cho các công việc; chức danh khác nhau với những mức khác nhau; phụ thuộc vào hệ thống các quy định tiền lương của thời kỳ đó. Hiện nay; phụ cấp trách nhiệm trong khu vực nhà nước gồm ba mức: 0.10, 0.20 và 0.30 tính theo lương tối thiểu; áp dụng cho các công việc có mức độ trách nhiệm cao khác nhau; ví dụ như xe cho lãnh đạo; trưởng kho lưu trữ quốc gia.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm mới năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty; xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan; đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
– Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Điều kiện để công chức được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm:
Có đủ 03 năm (tức đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.
Được xếp lương theo các bảng lương chuyên môn; nghiệp vụ của công chức trong cơ quan Nhà nước; bảng lương chuyên môn; nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát tại Nghị quyết số 703/2004/NQ-UBTVQH11.