Có thể trong cuộc sống bạn sẽ ngay thấy hoặc gặp phải trường hợp bị phong tỏa tài khoản ngân hàng. Có nhiều trường hợp bị phong tỏa tài khoản ngân hàng như sai sót từ phía ngân hàng, hay có yêu cầu phong tỏa từ cơ quan có thẩm quyền. Việc phong tỏa tài khoản ngân hàng đã được quy định cụ thể qua các văn bản pháp luật. Vậy, quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng như thế nào mới? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 23/2014/TT-NHNN
- Thông tư 02/2019/TT-NHNN
- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Nghị định 101/2012/NĐ-CP
- Nghị định 80/2016/NĐ-CP
Trường hợp nào bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 02/2019/TT-NHNN) thì các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng các trường hợp sau:
– Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
– Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng
Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản là một biện pháp cưỡng chế.
Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự thì việc phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án. Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản ngân hàng được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Còn trong hoạt động tố tụng hình sự, khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Phong tỏa tài khoản trong vụ án dân sự
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước sẽ được thực hiện như sau:
“Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.“
Như vậy, có thể thấy phong tỏa tài khoản trong vụ án dân sự là một phần của biện pháp phong tỏa tài sản. Theo đó, tài sản nằm trong tài khoản của ngân hàng hay tổ chức tín dụng chỉ là động sản.
Thừa lệnh của Tòa án thì các tổ chức tín dụng mà người trong vụ án dân sự có tài khoản tại đó sẽ bị phong tỏa tài khoản.
Phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
– Phong tỏa tài khoản đối với cá nhân
Căn cứ Điều 129 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Việc quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng trong vụ án hình sự sẽ được Tòa án ra Lệnh phong tỏa và được thông báo với bên Viện kiểm sát cùng cấp biết.
– Phong tỏa tài khoản đối với pháp nhân
Theo Điều 438 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
Thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: khi ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
Thời hạn phong tỏa tài khoản
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) thì việc chấm dứt phong tỏa tài khoản ngân hàng được thực hiện trong các trường hợp sau.
– Khi kết thúc thời hạn phong tỏa theo thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa chủ tài khoản/các đồng chủ tài khoản và Ngân hàng;
– Khi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa;
– Các trường hợp khác theo quy định của Ngân hàng.
Ngoài ta, việc phong tỏa tài khoản ngân hàng nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng như thế nào mới 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về luật bay flycam. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về phong tỏa tài khoản của người phạm tội
- Hành vi vận chuyển ma túy trong khu vực phong tỏa bị xử lý như thế nào?
- Lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản có lấy lại được không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật, tài khoản tiền gửi phong tỏa là tiền gửi thanh toán bị các tổ chức tài chính khóa 1 phần hoặc toàn phần khi phạm phải một số quy định được nhà nước ban hành. Số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa có thể được tính lãi hoặc không được tính lãi tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Khi phong tỏa tài khoản ngân hàng thì chỉ được phong tỏa số tiền tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản ngân hàng bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN thì iệc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, kết thúc thời hạn phong tỏa;
Thứ hai, có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
Thứ ba, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
Thứ tư, có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.