Xin chào luật sư X! Tôi đang chuyển bị thành lập doanh nghiệp tư nhân về sản xuất may mặc. Do mới bắt đầu công việc kinh donah, kinh nghiệm chưa nhiều nên tôi chỉ mở doanh nghiệp với mô hình nhỏ. Ước tính số công nhân doanh nghiệp tôi dự tính thuê là khoảng 50 người. Với quy mô như vậy tôi có phải thành lập thêm cơ sở ý tế cho doanh nghiệp không hay có thể thuê dịch vụ y tế ở ngoài? Tôi muốn hỏi Luật sư pháp luật quy định về nhân viên y tế trong doanh nghiệp như nào? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Thông tư 29/2021/TT-BYT
Quy định về thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 73 luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.
Như vậy, việc thành lập bộ phận y tế là việc không bắt buộc với mọi doanh . Tuy nhiên để đảm bảo điều kiện lao động, sức khỏe của người lao động và tùy quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động và thành lập bộ phần lớn hay nhỏ.
Quy định chi tiết về việc tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp
Tại khoản 1, 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
Quy định về nhân viên y tế trong doanh nghiệp
Điều kiện nhân viên y tế trong doanh nghiệp cần đáp ứng
Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
- Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Công việc của nhân viên y tế trong doanh nghiệp
Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:
- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;
- Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);
- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.
Quy định về đào tạo nhân viên y tế trong doanh nghiệp
Nội dung đào tạo
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BYT, nội dung đào tạo bao gồm:
- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động;
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
- Yêu cầu cụ thể đối với nội dung đào tạo quy định tại Khoản này được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương trình, tài liệu đào tạo:
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Trên cơ sở chương trình đào tạo đã được ban hành, Thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trước khi tổ chức đào tạo. Tài liệu đào tạo phải được rà soát cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Thời gian và hình thức đào tạo:
- Thời gian đào tạo lần đầu cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
- Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
- Hình thức đào tạo: Tập trung.
Mời bạn xem thêm
- Nợ tiền sử dụng đất có được xây nhà hay không?
- Quyết định thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất
- Loại đất không được chia thừa kế
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định về nhân viên y tế trong doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp ly về vấn đề phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 73 luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 73 luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
b) Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.