Xin chào Luật sư. Bên em là doanh nghiệp tư nhân, hiện nay do nhu cầu kinh doanh, mở rộng thị trường hàng hoá nên muốn mở thêm chi nhánh. Em có tìm hiểu thì theo quy định hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh phải có quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, tuy nhiên chưa biết rằng quy định về người đứng đầu chi nhánh hiện nay như thế nào? Trong trường hợp công ty em muốn chủ doanh nghiệp (giám đốc) đồng thời là người đứng đầu chi nhánh thì có cần làm quyết định bổ nhiệm hay không? Và vai trò của giám đốc chi nhánh như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, em xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Hiện nay loại hình chi nhánh của doanh nghiệp đang phổ biến, với các chi nhánh thì công việc sẽ phải dựa trên sự phân công về trách nhiệm và thẩm quyền của doanh nghiệp. Theo đó người đứng dầu chi nhánh có vai trò quan trọng, thắc mắc nêu trên sẽ được giải đáp tại nội dung dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về chi nhánh
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ở Thành phố Hồ Chí Minh, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thành phố Hà Nội.
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
– Thông báo thành lập chi nhánh;
– Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh.
Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp
Đặt tên chi nhánh
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:
– Cụm từ “Chi nhánh”;
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Chi nhánh Công ty TNHH 1 thành viên ABC.
Ngành nghề kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.
Nghĩa vụ thuế
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.
Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
Quy định về người đứng đầu chi nhánh
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp nêu trên thì, người đại diện theo pháp luật của chi nhánh cũng chính là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đã được quy định rõ trong điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và người đứng đầu chi nhánh không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, mà chỉ đại diện theo ủy quyền thực hiện những việc trong phạm vi đã được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền thực hiện công việc
Đối với người đứng đầu chi nhánh được giao các nhiệm vụ quản lý các công việc của chi nhánh đó mà không có quyền đại diện cho doanh nghiệp. Người Người đứng đầu chi nhánh phải chịu sự lãnh đạo của người đứng đầu Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong các trường hợp nếu Người đứng đầu chi nhánh được người đứng đầu doanh nghiệp giao làm đại diện trong một số trường hợp thì Người đứng đầu chi nhánh mới được thực hiện quyền hạn đó. Nên lưu ý giữa chức vụ và quyền hạn trong Doanh nghiệp của Người đứng đầu chi nhánh.
Trong trường hợp của bạn, bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân (Giám đốc) đồng thời là người đứng đầu chi nhánh thì không cần Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh. Hồ sơ yêu cầu phải có Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh chỉ trong trường hợp người đứng đầu chi nhánh của Doanh nghiệp tư nhân khác với Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân.
Vai trò của giám đốc chi nhánh
Khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”
Hiện tại, pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về những nội dung liên quan đến người đứng đầu chi nhánh (chức danh, vai trò, quyền và nghĩa vụ).
Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế người đứng đầu chi nhánh thường được gọi là giám đốc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh không cần bắt buộc phải là thành viên của công ty.
Về vai trò, quyền hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, giám đốc chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền. Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.
Lưu ý: Giám đốc chi nhánh đại diện cho các giao dịch của chi nhánh trong phạm vi uỷ quyền.
Theo đó, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện của công ty.
Phạm vi ủy quyền như thế nào là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.
Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, giám đốc chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.
Như vậy, giám đốc chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài công ty. Giám đốc chi nhánh chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi mà công ty uỷ quyền.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
- Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất sáp nhập?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về người đứng đầu chi nhánh năm 2023 như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ ly hôn đơn phương như thế nào hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Chi nhánh được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền.
– Chi nhánh nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi có trụ sở chi nhánh;
– Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính;
– Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC.
Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể. Nếu ở tòa nhà cao tầng thì phải xuất trình được việc hình thành hợp pháp.