Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đinh Bạch, vừa rồi cháu tôi bị tai nạn xe dẫn đến chấn thương sọ não. Sau gần một năm cháu đã hồi phục phần nào nhưng giờ đây không còn được bình thường như trước. Đầu óc cháu có vấn đề nhiều lúc lên cơn điên còn nói và đi lung tung. Tôi băn khoăn liệu lúc này cháu còn được coi là có năng lực hành vi dân sự bình thường hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về quy định về mất năng lực hành vi dân sự như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định như thế nào về năng lực hành vi dân sự của chủ thể?
Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều khiển Hành Vi của cá nhân đó. Căn cứ vào khả năng này pháp luật dân sự phân biệt: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người thành niên, trừ người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không làm chủ nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vì dân sự một phần; người do bị bệnh mà không thế nhận thức, làm chủ được hành vì của mình là người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Những người có năng lực hành vi dân sự một phần, người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người không có năng lực hành vi dân sự, muốn tham gia giao dịch dân sự phải thông qua người giám hộ hoặc được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Quy định về mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Tại Điều 22 Bộ Luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Trình tự thủ tục tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Hồ sơ chuẩn bị
(i) Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự
(ii) Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu (nếu có)
(iii) Giấy tờ tùy thân của người giám hộ đỡ đầu
(iv) Các tài liệu, chứng cứ liên quan chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là hoàn toàn dựa trên cơ sở hợp pháp và có căn cứ.
Thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp quận, huyện.
Trình tự thủ tục
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu
Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo hợp lệ, đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải:
– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
– Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
– Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.
– Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.
– Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Bước 4: Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn giải quyết là 45 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định về mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu…của bạn. Ngoài ra nếu có những vấn đề, câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Bản án tuyên mất năng lực hành vi dân sự mới 2022
- Thủ tục tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
- Lệ phí giám định người mất hành vi dân sự theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, bởi pháp nhân không phải là con người và không thể tự mình xử sự được, mà pháp nhân là một tổ chức, mọi hoạt động được thực hiện thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nên năng lực hành vi dân sự sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định như sau:
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
– Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.
– Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam sẽ căn cứ theo pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:
“Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”
Như vậy, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự chỉ có hiệu lực khi đó là giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó. Ngoài ra những giao dịch khác của người đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện thì mới được coi là có hiệu lực.