Xin chào Luật sư X, tôi là Văn Toản. Năm nay tôi 48 tuổi, sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Hôm nay, trong thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc, tôi có đọc một báo trên Internet liên quan đến chủ đề cửa hàng miễn thuế. Do không hiểu biết nhiều về pháp luật, nên tôi không biết cửa hàng miễn thuế là gì? Điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế được pháp luật quy định ra sao? Quy định về kinh doanh cửa hàng miễn thuế như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về kinh doanh cửa hàng miễn thuế như thế nào?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Cửa hàng miễn thuế là gì?
Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 68/2016/NĐ-CP năm 2016 về cửa hàng miễn thuế như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cửa hàng miễn thuế là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.
Thông thường cửa hàng miễn thuế được đặt ở các địa điểm như sân bay, cảng biển, tàu ga…Một số cửa hàng miễn thuế ở Việt Nam như: Cửa hàng miễn thuế của DFS tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Cửa hàng miễn thuế Sasco Duty Free tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM)…
Điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 68/2016/NĐ-CP năm 2016 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP năm 2020) quy định về điều kiện kinh doanh hàng hóa miễn thuế như sau:
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
1. Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế
a) Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;
b) Trong nội địa;
c) Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
d) Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
3. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách ly vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”
Quy định về kinh doanh cửa hàng miễn thuế như thế nào?
Địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế
1. Tại khu cách li ở cửa khẩu quốc tế sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt để phục vụ người xuất cảnh, quá cảnh (bao gồm cả người điều khiển và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển xuất cảnh, quá cảnh).
2. Trong nội thành (Downtown Duty Free Shop) để phục vụ người chờ xuất cảnh, đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo qui định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được bán hàng miễn thuế phục vụ hành khách xuất cảnh trên tàu bay, hành khách trên tàu bay đến Việt Nam.
4. Địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của thương nhân phải có phần mềm máy tính nối mạng với cơ quan Hải quan, bảo đảm việc quản lí bán hàng miễn thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và phải có văn bản xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát của Bộ Tài chính.
Qui định đối với hàng miễn thuế
– Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu được phép lưu thông theo qui định của pháp luật;
– Hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được quản lí theo chế độ hàng tạm nhập và được lưu lại tại cửahàng miễn thuế trong thời hạn không quá 365 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu;
– Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được coi là hàng hóa xuất khẩu và quản lí theo chế độ hàng tạm xuất; được lưu lại tại cửa hàng miễn thuế trong thời hạn không quá 365 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu;
– Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất hàng hóa lưu tại cửa hàng miễn thuế nêu trên, thương nhân có văn bản gửi cơ quan Hải quan đề nghị gia hạn, thời hạn gia hạn một lần không quá 180 ngày cho mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
– Hàng miễn thuế nếu được đưa vào bán ở thị trường nội địa thì thương nhân phải thực hiện theo qui định của pháp luật như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại;
– Hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng không được bán phục vụ tiêu dùng; thương nhân lập biên bản về tình trạng hàng hóa có xác nhận của cơ quan Hải quan và tổ chức hủy bỏ theo qui định về hủy bỏ phế liệu dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan và báo cáo Tổng cục Hải quan kết quả hủy bỏ hàng hóa.
Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
Điều 6 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế như sau:
Một là, hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm: Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa thuộc mặt hàng xuất khẩu có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hai là, hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được cơ quan hải quan quản lý, giám sát trên cơ sở thông báo danh sách hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế.
Ba là, hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế.
Bốn là, thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Hải quan 2014.
Năm là, các mặt hàng thuốc lá, xì gà, rượu, bia, bán tại cửa hàng miễn thuế phải dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành. Vị trí dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Tem phải được dán trước khi bày bán tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng.
Sáu là, hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không được bán phục vụ tiêu dùng: Doanh nghiệp lập biên bản về tình trạng hàng hóa để tiêu hủy (có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế) và tổ chức tiêu hủy theo quy định. Trước khi thực hiện tiêu hủy, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cụ thể về kế hoạch tiêu hủy cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để tổ chức giám sát việc tiêu hủy theo quy định.
Bảy là, hàng hóa là hàng mẫu, hàng dùng thử đưa vào cửa hàng miễn thuế cho khách mua hàng dùng thử (giấy thử mùi nước hoa, rượu, mỹ phẩm, nước hoa,…), túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế cho khách mua hàng, doanh nghiệp thực hiện quản lý riêng hàng hóa này, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và phải báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toàn thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về kinh doanh cửa hàng miễn thuế như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành năm 2023
- Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá năm 2023
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023 gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 7 Nghị định 100/2020/NĐ-CP, Đồng tiền dùng trong giao dịch bán hàng miễn thuế gồm:
1. Đồng Việt Nam.
2. Đồng ngoại tệ đô la Mỹ (USD), euro (EUR).
3. Đồng tiền của nước có chung biên giới đất liền với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế tại khu vực biên giới.
4. Đồng tiền của quốc gia nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó.
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.