Tư vấn pháp luật về đầu tư tại Việt Nam là giai đoạn tiền đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi giai đoạn này sẽ bắt đầu hình thành nên bộ khung pháp lý cơ bản cho việc triển khai hoạt động dự án đầu tư của nhà đầu tư. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin liên quan đến quy định về hợp tác đầu tư dự án nhé!
Các quy định liên quan đến dự án đầu tư mới nhất
Về góc độ pháp lý, khi nhà đầu tư muốn thành lập một doanh nghiệp mới để triển khai dự án đầu tư cần lưu ý vấn đề pháp lý sau đây trước khi quyết định về loại hình và phạm vi đầu tư.
Vốn tối thiếu: Vốn điều lệ tối thiểu (tức là vốn cổ phần đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện dự án) là yêu cầu bắt buộc đối với một số hoạt động kinh doanh nhất định như ngân hàng, tổ chức tài chính không phải ngân hàng, kinh doanh bất động sản, sản xuất phim ảnh, vận chuyển hàng không, sân bay, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh mạng viễn thông có dây và không dây.
Trong một số hình thức dự án đầu tư, vốn điều lệ doanh nghiệp của dự án phải đáp ứng một tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn đầu tư của dự án (đối với các dự án phát triển bất động sản, sản xuất năng lượng hoặc các dự án được thực hiện dưới hình thức đối tác công tư). Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư theo quy định tại Điều 12, 13 và 14 Thông tư 88/2018/TT-BTC và phải được quy định trong hợp đồng dự án. Cụ thể:
- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư;
- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.
- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam quy định việc hạn chế đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định. Việc hạn chế này được thực hiện thông qua quy định về các “ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh” và “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh.
Thứ nhất, Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh
Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Doanh nghiệp phải đủ điều kiện đầu tư kinh doanh:
Theo Khoản 9 Điều 2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Tùy ngành, nghề mà điều kiện đầu tư kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
- Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
- Giấy phép;
- Giấy chứng nhận;
- Chứng chỉ;
- Văn bản xác nhận, chấp thuận;
- Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư: Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm:
- Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
Mức ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án, tùy vào quy mô, tính chất, mức độ và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể.
Việc ký quỹ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư sau khi dự án đầu tư được cấp quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả do vi phạm tiến độ thực hiện dự án quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc do dự án bị chấm dứt mà không có lí do bất khả kháng hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.
Các yêu cầu khác đối với dự án đầu tư
Các dự án đầu tư phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của nhà nước và cam kết thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể, các dự án đầu tư phải nằm trong các quy hoạch tổng thể đã được chính phủ nhà nước Việt Nam phê duyệt.
Quy hoạch tổng thể này có thể được điều chỉnh tại mỗi thời điểm. Vì lẽ đó, nhà đầu tư nên tham khảo ý kiến các đơn vị tư vấn đầu tư, cơ quan nhà nước… về quy hoạch tổng thể trước khi đi vào triển khai dự án.
Mời bạn xem thêm:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Quy định về hợp tác đầu tư dự án. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký bảo hộ logo công ty, mẫu trích lục bản án ly hôn, thủ tục giải thể công ty mới nhất… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
– Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
– Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu quả thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:
– Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;
– Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;
– Lựa chọn hình thức đầu tư;
– Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện :
– Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
– Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.