Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng BCC là một loại hợp đồng được các chủ đầu tư trong nước cũng như chủ đầu tư nước ngoài thường lựa chọn để giao kết. Tuy nhiên, đối với khá nhiều người dân Việt Nam thì khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh còn khá xa lạ. Cũng như quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm của hợp đồng hợp tác kinh doanh?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
[…]
14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
[…]”
Theo đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được gọi là hợp đồng BCC, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC quy định như thế nào?
Tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, cụ thể như sau:
“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”
Theo đó, hợp đồng BCC được đầu tư theo hình thức:
Ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nội dung hợp đồng BCC gồm những gì?
Tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:
“Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được quy định như thế nào?
Tại Điều 49 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
2. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
3. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
4. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:
– Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành;
– Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;
– Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;
– Bản sao hợp đồng BCC.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.
Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thực hiện như thế nào?
Việc chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được quy định tại Điều 50 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.
2. Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành bao gồm:
– Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
– Danh sách người lao động, quyền và lợi ích của người lao động đã được giải quyết;
– Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế;
– Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Bản sao hợp đồng BCC.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào?” . Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tạm ngừng kinh doanh chi nhánh. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833 102 102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn đọc xem thêm:
- Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo Luật Đầu tư 2020
- Chủ đầu tư chậm cấp sổ hồng cho người mua có bị phạt không?
- Chi phí đầu tư vào đất là gì theo quy định năm 2022?
- Khi nào chủ đầu tư được bán đất nền năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Đi từ bản chất của quá trình giao kết, hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau, bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó:
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Thỏa thuận đã xong, các bên trong hợp đồng BCC cũng cần chú ý một số vấn đề quan trọng khi thực hiện hợp đồng.
– Hình thức thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (tài sản đồng kiểm soát; hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát);
– Lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài (thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Nhìn chung, hợp đồng hợp tác kinh doanh đem đến nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư như tiết kiệm thời gian, chi phí để thành lập và vận hành một pháp nhân mới. Ngoài ra khi hoạt động đầu tư kết thúc, các bên cũng không phải lo lắng về vấn đề giải thể. Với những ưu điểm nhất định mà hợp đồng BCC mang lại, việc ký kết hợp đồng BCC ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.