Sau kì thi THPT quốc gia vừa qua, hầu hết các thí sinh cũng đã chọn cho mình con đường cho tương lai sau này rồi. Nhiều bạn đã lựa chọn con đường đại học để có thể tiến đến những mục tiêu cao hơn nhưng cũng không ít các bạn đã chọn cho mình đó là học nghề để có thể nhanh chóng có những công việc ổn định cho bản thân từ sớm. Vậy quy định thế nào về việc học nghề? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này:
Căn cứ pháp lý
Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
Nội dung tư vấn
Học nghề là gì?
Học nghề là quá trình trong đó diễn ra các hoạt động học tập; làm quen, rèn luyện… của người học nhằm đạt được trình độ nhất định về nghề nghiệp; nắm bắt kĩ năng thực hành một nghề nhất định, nâng cao trình độ tay nghề. Quá trình có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc yêu cầu của nghề được đào tạo cũng như khả năng của người học và người dạy.
Dưới góc độ pháp luật lao động, học nghề là chế định của luật lao động; bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành; quy định về quyền học nghề; điều kiện của người học nghề; quyền dạy nghề; điều kiện của người dạy nghề; hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai bên; chính sách áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề;…
Phân loại học nghề
Phân loại theo mục tiêu người học
Căn cứ vào mục tiêu của người học, có hai loại: học nghề để tự làm việc và học nghề để tham gia quan hệ lao động. Người học có thể tham gia khóa học ngắn hạn hoặc giới hạn dài ở bất kỳ cơ sở dạy nghề nào mà pháp luật không cấm để trang bị cho mình kiến thức của một nghề nhất định, tự tạo công việc và thu nhập. Ngược lại, rất nhiều người học nghề với công việc tìm kiếm mục tiêu bằng cách tham gia hệ thống lao động với một cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước. Học nghề để tự tạo công việc hay tham gia hệ thống lao động là mục tiêu riêng của mỗi người trước khi tham gia khóa học thuộc vào điều kiện, khả năng, sở thích của họ.
Phân loại theo cách thức tổ chức dạy và học nghề
Căn cứ vào cách thức tổ chức dạy học nghề, có hai loại: học nghề đươc tổ chức thành lớp học và học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp.
Học nghề được tổ chức thành lớp học thường thấy ở các cơ sở chuyên dạy nghề với số lượng người học nhiều. Quá trình học nghề thường được phân chia thành hai phần là lí thuyết và thực hành. Chính vì vậy, đây là cách thuận tiện giúp người học có được các kĩ năng, kiến thức cơ bản và cần thiết của nghề mà người đó theo đuổi. Kết thúc khoá học, người học sẽ dưoc cấp bằng hoặc chứng chỉ theo quy định của Nhà nước.
Ngược lại, học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp thường được tổ chức ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với số lượng người học ít. Đây thực chất là quá trình vừa học vừa làm của người lao động, gắn với thực hành là chính. Giáo viên dạy nghề trong trường hợp này là người đang trực tiếp làm việc, họ sẽ hướng dẫn người học các kĩ năng cần thiết, người học theo hình thức này không được cấp chứng chỉ nghề sau khi học.
Phân loại theo trình độ nghề
Theo trình độ nghề có 3 loại: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
Trình độ sơ cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm nhằm trang bị cho người học kĩ năng thực hành đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc; đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho người học tìm kiếm việc làm ; tự tạo việc làm hoặc có điều kiện học lên trình độ cao hơn.
Trình độ trung cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT; 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp THCS. Trình độ này trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
Trình độ cao đẳng diễn ra trong khoảng thời gian từ 2 năm đến 3 năm tùy theo đào tạo đối với người tốt nghiệp THPT. Mục tiêu của trình độ cao đẳng là trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kĩ thuật; giải quyết được các tình huống phức tạp trên thực tế.
Cơ hội việc làm của người lao động
Đối với người lao động, có việc làm là mục tiêu cần đạt được với nhiều mục đích khác nhau: kiếm tiền; ổn định cuộc sống, thăng tiến, khẳng định mình trong gia đình, xã hội … Muốn có việc làm; cần hội đủ hai điều kiện chủ yếu, đó là có sức khỏe và có tay nghề.
Sức khoẻ là yếu tố đầu tiên mà người lao động cần có khi thực hiện công việc nhất định. Nhưng có thể thấy rằng hiếm có công việc nào thuần tuý chỉ cần sức mạnh của cơ bắp mà không cần đến trí tuệ; tri thức của con người. Trình độ nghề ( kiến thức , kĩ năng; kĩ xảo nghề nghiệp và thái độ làm việc hay tinh thần trách nhiệm của NLĐ); ở những mức độ khác nhau , vừa là yêu cầu khách quan của công việc; vừa là yêu cầu chủ quan của NSDLĐ đối với bất kì NLĐ nào.
Nếu như sức khoẻ có được nhờ di truyền , phát triển tự nhiên , rèn luyện thân thể … thì ngược lại, kinh nghiệm của người lao động chỉ có được hoặc chỉ đạt đến trình độ nhất định bằng con đường học tập và tích luỹ kiến thức về công việc đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm(TT 11/2020/TT-BLĐTBXH)
- Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.