Hòa giải là một trong những quy định bắt buộc được đặt ra trong tố tụng dân sự; chỉ trừ một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định. Đây, là một trong những khoảng thời gian để các bên đương sự có thể tiến hành việc giải quyết vụ việc; thông qua việc thương lượng, bàn bạc với nhau nhằm thống nhất; về quan điểm giải quyết vụ việc. Vậy, hiện nay pháp luật quy định thế nào về vấn đề này. Thủ tục tiến hành việc hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định ra sao ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định thế nào ?
Hiện nay, pháp luật chưa định nghĩa thế nào là hòa giải trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự 2015 như sau:
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau; về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này
Trong đó, ta có thể hiểu hòa giải trong tố tụng là thủ tục bắt buộc; trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Đây chính là một trong những, cơ hội tốt để các bên có thể tiến hành thỏa thuận; và thống nhất ý chí. Trước khi tòa án tiến hành xét xử vụ án, vụ việc trên cơ sở pháp luật. Đồng thời việc này; cũng giúp cho các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về án phí dân sự trong tố tụng.
Các trường hợp không thực hiện thủ tục hòa giải hoặc không hòa giải được trong tố tụng dân sự
Theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những vụ án dân sự không được hòa giải gồm:
- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự; vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, hiện nay các trường hợp được quy định tại điều 207 Bộ Luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp tòa án tiến hành; thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, vụ việc bị coi là không hòa giải được trong các trường hợp sau:
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ; lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Quy định về thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự
Trong trường hợp khi xét thấy vụ việc không thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải, hoặc không hòa giải được, thì thẩm phán được phân công; giải quyết vụ án tiến hành thực hiện thủ tục hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự theo các bước sau:
Bước 1: Gửi thông báo tiến hành hòa giải
Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự; người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian; địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
Bước 2: Tiến hành thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự
Sau khi gửi thông báo tiến hành hòa giải đến các đương sự. Đến ngày, tiến hành hòa giải thẩm phán sẽ là người chủ trì phiên họp hòa giải vụ án, vụ việc dân sự. Trong đó, thành phần hòa giải bao gồm Thẩm phán; Thư ký ghi biên bản, Đương sự và người có liên quan đến vụ án cùng người phiên dịch (nếu có).
Phiên hòa giải được điều hành bởi thẩm phán; người được phân công giải quyết vụ án. Theo đó, khi tiến hành hòa giải Thẩm phán sẽ phổ biến; các quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc, đồng thời phân tích hậu quả của việc hòa giải, để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau.
Sau khi tiến hành xong các hình thức thực hiện thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự; các bên có quyền nêu ra lý lẽ, quan điểm,nội dung của mình về vụ việc, đồng thời nêu ra hướng giải quyết ( Nếu có). Từ đó, sau khi nghe các bên trình bày, cũng như hướng giải quyết, của các bên. Sau khi các bên trình bày xong các nội dung, thẩm phán, sẽ tiến hành thống nhất, ý kiến của các bên và ghi nhận những vấn đề đã thỏa thuận được và chưa thỏa thuận được. Các vấn đề trình bày của các bên được ghi nhận vào biên bản hòa giải, có chữ ký của các bên tham gia phiên họp.
Bước 3: Ra các quyết định trong phiên hòa giải
Căn cứ vào diễn biến vụ việc; cũng như biên bản hòa giải thì, tùy từng trường hợp Thẩm phán sẽ tiến hành ra các văn bản bao gồm:
- Quyết định công nhận hòa giải thành: Trong trường hợp; các đương sự thống nhất được với nhau về toàn bộ các vấn đề giải quyết vụ án (kể cả phần án phí) thì Tòa án mới lập biên bản hòa giải thành; trong đó nêu rõ tranh chấp và nội dung các đương sự thỏa thuận, hướng giải quyết. Biên bản hòa giải thành được thừa nhận khi có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; và phải có đầy đủ chữ ký của Thẩm phán, Thư ký và các đương sự tham gia hòa giải. Văn bản hòa giải thành là cơ sở để Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
- Hòa giải được một phần của vụ án: Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau; về việc giải quyết một phần vụ án hoặc thỏa thuận được về toàn bộ nội dung vụ án; nhưng không thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ chịu án phí thì thuộc trường hợp hòa giải không thành; trong biên bản hòa giải Tòa án ghi rõ những nội dung đã được các đương sự; thống nhất và những nội dung không thống nhất.
- Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ việc; tòa án lập biên bản hòa giải không thành ghi nhận những nội dung các bên không thỏa thuận được, vầ tiến hành đưa vụ án ra xét xử.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Quy định về hòa giải và thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự ” được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Hòa giải cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn; giúp đỡ các bên để đạt được sự thỏa thuận; tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn; những tranh chấp; vi phạm pháp luật theo quy định.
1. Bị đơn; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
+ Tôn trọng sự tự nguyện giữa các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong việc thực hiện hòa giải ở cơ sở;
+ Việc hòa giải cơ sở phải đảm bảo phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước, với đạo đức xã hội, phong tục tập quán; phát huy được tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư;…