Vì một số lý do, chồng muốn ủy quyền cho vợ đứng tên sổ đỏ. Tuy nhiên, việc ủy quyền này phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Vậy giấy ủy quyền cho vợ đứng tên sổ đỏ được quy định ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền sang tên Sổ đỏ là gì?
Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, ủy quyền sang tên Sổ đỏ là việc bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên ủy quyền cho người khác thực hiện toàn bộ thủ tục sang tên Sổ đỏ.
Theo đó, việc ủy quyền cho người khác sang tên Sổ đỏ dù được cấp sổ đỏ đất gì đi nữa ví dụ như cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt, đất ở hay đất lấn chiếm điều phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Người được ủy quyền sang tên Sổ đỏ sẽ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.
Ủy quyền sang tên Sổ đỏ thường được thực hiện dưới 02 hình thức:
- Hợp đồng ủy quyền: Trường hợp các công việc liên quan đến việc định đoạt tài sản như bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn…
- Giấy ủy quyền: Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến đăng ký biến động hay xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xem thêm và tải xuống mẫu giấy ủy quyền cho vợ đứng tên sổ đỏ
Giấy ủy quyền sang tên Sổ đỏ có cần công chứng không?
Tại Luật Công chứng và Luật Đất đai hiện nay không có quy định bắt buộc các bên phải công chứng văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, do đất đai là tài sản có giá trị lớn, dễ xảy ra tranh chấp, do đó các bên vẫn nên công chứng văn bản ủy quyền sang tên Sổ đỏ để phòng tránh rủi ro về sau.
Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014, người dân có thể đến bất cứ Văn phòng/Phòng công chứng nào để thực hiện thủ tục công chứng văn bản ủy quyền sang tên Sổ đỏ.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014, bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền còn có thể đến hai Văn phòng/Phòng công chứng khác nhau để thực hiện thủ tục công chứng văn bản uỷ quyền.
Theo đó, hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu).
- Dự thảo hợp đồng uỷ quyền/giấy uỷ quyền (nếu các bên chuẩn bị trước).
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn…
- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Giấy tờ mua bán đất…
Thời hạn công chứng là 02 ngày làm việc, trường hợp có nhiều nội dung phức tạp thì thời hạn này kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Có được ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ được không?
Thứ nhất, quy định của pháp luật về ủy quyền đứng tên trên sổ đỏ
Căn cứ quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 về Hợp đồng ủy quyền như sau:
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định trên, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền trong phạm vi ủy quyền, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Theo đó, một cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các công việc, trừ một số trường hợp gắn với quyền nhân thân như ly hôn, đăng ký kết hôn… theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là “GCN”) là một chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Việc đứng tên trên GCN không phải là một công việc hay một giao dịch dân sự mà đó là sự ghi nhận của Nhà nước về quyền của người sử dụng đất. Vì vậy, một cá nhân không thể ủy quyền cho người khác thay mình đứng tên trên GCN nhưng có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện thủ tục chuyển nhượng và đăng ký biến động (Sang tên) GCN. GCN mới được cấp sẽ ghi thông tin của người ủy quyền.
Như vậy, không thể ủy quyền cho người khác đứng tên trên GCN (sổ đỏ) nhưng có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện thủ tục mua đất và đăng ký sang tên, thông tin về người sử dụng đất trên GCN được cấp sẽ ghi thông tin của bạn.
Thứ hai, trình tự, thủ tục ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất
Theo quy định pháp luật hiện hành, chưa có quy định cụ thể bắt buộc hợp đồng ủy quyền cho người khác mua đất cần phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo giá trị pháp lý cũng như tránh những rủi ro và tranh chấp phát sinh, các văn phòng công chứng, cơ quan cấp GCN thường yêu cầu người được ủy quyền phải xuất trình được Hợp đồng ủy quyền mua bán đất có công chứng.
Về thủ tục công chứng Hợp đồng ủy quyền, theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 thì trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Mời bạn xem thêm:
- Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mới
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về giấy ủy quyền cho vợ đứng tên sổ đỏ“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen – Hiện nay, người dân đang được cấp loại sổ này.
Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới 02 góc độ khác nhau:
– Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
– Giá trị thực tế: Không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).