Theo quy định tại khoản 5, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. Tượng tôn giáo có thể hiểu là sản phẩm kiến trúc mỹ thuật được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về niềm tin đối với đối tượng tôn thờ để thực hiện lễ nghi (thờ, cúng) của con người.
Quy định về dựng tượng tôn giáo hiện nay như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Quy định về dựng tượng tôn giáo
Về công trình tôn giáo, tín ngưỡng được quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể:
Công trình tôn giáo, tín ngưỡng gồm:
- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo;
- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.
Trường hợp “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” đặt trong khuôn viên đất nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân là biểu hiện của sự tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân, được nhà nước cho phép. Tuy nhiên cần phải xác định rõ trường hợp nào phải xin phép và trường hợp nào không xin phép. Đến nay văn bản pháp luật điều chỉnh về “tượng tôn giáo” là chưa có.
Ở đây có hai trường hợp với nhà người dân khi muốn dựng “tượng tôn giáo, tín ngưỡng”.
Theo quy định tại điểm a, khoản 14, mục 1.2 QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng: các tiểu cảnh trang trí, bể cảnh… trong khuôn viên đất không tính vào mật độ xây dựng, nên không ảnh hưởng đến các tiêu chí kiến trúc quy hoạch của công trình xây dựng. Do vậy, nếu “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” được gắn vào các tiểu cảnh trang trí, bể cảnh… đặt trong khuôn viên tư gia (nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân), không làm thay đổi chức năng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; không ảnh hưởng đến kiến trúc công trình chính và cảnh quan, môi trường xung quanh thì không cần phải xin phép.
Ở đây phải hiểu rõ “tượng tôn giáo” được bố trí để trang trí, bể cảnh… đặt trong khu vực nào đó của vườn nhà. Khu vực được bố trí đó không ảnh hưởng đến công trình kiến trúc như về kết cấu, trọng tải…
Trường hợp “tượng tôn giáo tín ngưỡng” được gắn với công trình nhà ở, mà ở đây là gắn trên các sàn của các tầng nhà của công trình, thì phải xin phép. Vì đây là trường hợp tác động trực tiếp đến công trình như kết cấu, trọng tải… nên phải tuân theo các thủ tục về xây dựng và quy chuẩn xây dựng công trình.
Đối với trường hợp có ý định dựng tượng ngay từ ban đầu thì người dân phải đưa mục này vào trong bản thiết kế để đơn vị thiết kế tính toán, thể hiện trên hồ sơ xin phép xây dựng. Đơn vị thiết kế sẽ dựa vào độ nặng của tượng để tính toán tải trọng, kết cấu chịu lực… của khu vực để tượng và toàn bộ ngôi nhà.
Trường hợp công trình đã hoàn công, xây dựng xong và đã đưa vào sử dụng mà người dân muốn dựng thêm tượng thì phải thực hiện các thủ tục về xây dựng như: thuê đơn vị giám định công trình để xem xét kết cấu thêm trọng tải có ảnh hưởng đến toàn bộ công trình không, kích thước tượng tương xứng với công trình, lập các thủ tục xin phép như hồ sơ xin phép sửa chữa, gia cố công trình… Theo luật xây dựng, thủ tục này được thực hiện ở cấp quận huyện.
Một điều lưu ý nữa là khi dựng “tượng tôn giáo, tín ngưỡng” các yếu tố về kích thước tương xứng với công trình, tính mỹ thuật, sự hài hòa với cộng đồng xung quanh… cần phải được quan tâm.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về việc dựng tượng tôn giáo tại nhà của tín đồ Phật tử. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch có thông tư hướng dẫn dựng tượng đài và tranh hoành tráng ở nơi công cộng, nhưng nhà dân không phải nơi công cộng. Vậy thì theo nguyên tắc: những gì pháp luật chưa quy định, không cấm và việc làm không ảnh hưởng đến người khác thì người dân, tín đồ được phép thực hiện.
Tuy nhiên, việc dựng tượng trong khuôn viên, đất vườn hay căn nhà của tín đồ Phật tử nhưng làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của gia đình khác vì tượng quá lớn, hoặc dựng tượng của tôn giáo khác nhằm bài xích nhau,.. thì việc dựng tượng đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến người khác, không được làm. Đối với việc đặt tượng trên các tầng của căn nhà, kể cả tầng sân thượng, phải có sự tính toán theo khoa học xây dựng, đảm bảo an toàn cho căn nhà chịu được trọng tải bức tượng, phù hợp trong bố cục, cảnh quan tương xứng với pho tượng…
Đối với công trình xây mới, cần đặt tượng thì bản thiết kế công trình phải có phần thiết kế dựng tượng. Nếu không tính trong thiết kế khi dựng tượng có trọng lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, độ vững chắc của ngôi nhà,… Vì thế dựng tượng lớn và nặng phải đảm bảo quy định về xây dựng để an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân.
Như vậy, việc dựng tượng trong nhà của tín đồ Phật tử không có văn bản cấm, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với việc dựng tượng trong nhà của tín đồ, Phật tử, tôi nghĩ nên có quy định, hướng dẫn, không đơn thuần là thực hiện quản lý mà quan trọng là tạo ý thức, xây dựng nếp văn hóa tự giác, tôn trọng và tuân thủ quy định chung đảm bảo an toàn, tiết kiệm và văn minh trong thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo.
Khoản 3 Điều 3, Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định: “3. Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng.”
Như vậy, tượng tôn giáo được đặt tại tư gia, khuôn viên của cá nhân, hộ gia đình không được xem là tượng đài nên không phải công trình tôn giáo.
Quy định về xây dựng tượng tôn giáo
Căn cứ Mục 1.4.20 QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng thì:
– Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân thể thao, công trình hạ tầng kỹ thuật).
– Mật độ xây dựng gộp của một khu vực đô thị: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình).
Theo đó, việc cá nhân muốn xây dựng tượng đài tôn giáo có thể được xét theo 02 trường hợp sau:
– Nếu tượng tôn giáo chỉ là tiểu cảnh trang trí, đặt trong khuôn viên thì sẽ không tính vào mật độ xây dựng, không làm thay đổi chức năng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; không ảnh hưởng đến kiến trúc công trình chính và cảnh quan, môi trường xung quanh thì không cần phải xin phép.
– Trường hợp tượng tôn giáo được gắn với công trình nhà ở, mà ở đây là gắn trên các sàn của các tầng nhà của công trình, thì phải xin phép. Vì đây là trường hợp tác động trực tiếp đến công trình như kết cấu, trọng tải,… nên phải tuân theo các thủ tục về xây dựng và quy chuẩn xây dựng công trình. Để tránh các trường hợp ngoài ý muốn, cá nhân tổ chức muốn xây dựng tượng tôn giáo trong trường hợp phải xin phép (tượng tôn giáo gắn với công trình nhà ở) nên:
- Đối với trường hợp có ý định dựng tượng ngay từ ban đầu thì cá nhân phải đưa mục này vào trong bản thiết kế để đơn vị thiết kế tính toán, thể hiện trên hồ sơ xin phép xây dựng. Đơn vị thiết kế sẽ dựa vào độ nặng của tượng để tính toán tải trọng, kết cấu chịu lực,… của khu vực để tượng và toàn bộ ngôi nhà.
- Trường hợp công trình đã hoàn công, xây dựng xong và đã đưa vào sử dụng mà cá nhân muốn dựng thêm tượng thì phải thực hiện các thủ tục về xây dựng như: thuê đơn vị giám định công trình để xem xét kết cấu thêm trọng tải có ảnh hưởng đến toàn bộ công trình không, kích thước tượng tương xứng với công trình, lập các thủ tục xin phép như hồ sơ xin phép sửa chữa, gia cố công trình,…
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục hộ tịch, thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.