Chào Luật sư X, dấu giáp lai là con dấu được đóng vào lề trái, lề phải của văn bản giấy trong trường hợp văn bản đó có số lượng trên 02 tờ giấy nhằm đảm bảo rằng văn bản này có tính xác thực và tránh được việc thay đổi nội dung, làm giả giấy tờ,… Thông thường dấu giáp lai sẽ được sử dụng nhiều ở các hợp đồng dịch vụ, điều lệ công ty, thỏa thuận giữa một bên là doanh nghiệp,.. Tôi nghe nói hiện nay mới có quy định mới về đóng dấu giáp lai trên ảnh, và quy định này khác với quy định cũ nên tôi muốn tìm hiểu thêm. Vậy quy định về đóng dấu giáp lai trên ảnh năm 2023 như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Dấu giáp lai là gì?
Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề trái hoặc phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
Việc đóng và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là khi phát sinh tranh chấp trước tòa án.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào liệt kê các loại văn bản phải đóng dấu giáp lai. Tuy nhiên, các văn bản đóng dấu giáp lai thường nhằm mục đích:
- Tránh được việc thay đổi tài liệu được trình hoặc được nộp khi có nhu cầu giao kết hợp đồng hoặc có nhu cầu làm hồ sơ để nộp cho các cơ quan nhà nước.
- Bảo đảm tính khách quan của tài liệu để tránh văn bản bị thay thế hoặc bị làm sai lệch kết quả đã được xác nhận trước đó.
Mục đích đóng dấu giáp lai hiện nay
Đóng dấu giáp lai nhằm những mục đích như sau:
– Đóng dấu giáp lai sẽ giúp tránh được việc thay đổi tài liệu được trình hoặc được nộp khi có nhu cầu giao kết hợp đồng hoặc có nhu cầu làm hồ sơ để nộp cho các cơ quan nhà nước.
– Đóng dấu giáp lai sẽ giúp bảo đảm tính khách quan của tài liệu để tránh văn bản bị thay thế hoặc bị làm sai lệch kết quả đã được xác nhận trước đó.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào liệt kê các loại văn bản nào phải đóng dấu giáp lai. Tuy nhiên, theo Điểm d Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định: “Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định”.
Như vậy, việc quy định các văn bản nào phải đóng dấu giáp lai sẽ do Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan quản lý ngành cụ thể han hành. Ví dụ như Tổng cục Hải quan quy định rõ ràng những loại văn bản phải đóng dấu giáp lai như sau:
– Quyết định giải quyết khiếu nại;
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Quyết định thanh tra, Quyết định kiểm tra;
– Quyết định miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu;
– Quyết định ấn định thuế;
– Quyết định kiểm tra sau thông quan;
– Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài (để làm hộ chiếu công vụ);
– Thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo;
– Thông báo phạt chậm nộp;
– Kết luận kiểm tra, thanh tra;
– Kết luận xác minh đơn tố cáo;
– Báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo;
– Biên bản làm việc;
– Hợp đồng, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
– Biểu mẫu, phụ lục có nội dung liên quan đến số liệu tài chính, kế toán thuế, thống kê tình hình xuất nhập khẩu.
Hướng dẫn đóng dấu giáp lai đúng quy định năm 2023
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng con dấu như sau:
Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
- Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Như vậy, dấu giáp lai phải được đóng theo các quy định sau:
- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.
- Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
Quy định về đóng dấu giáp lai trên ảnh năm 2023
Việc đóng dấu giáp lai vào ảnh thẻ hay đóng dấu giáp lai vào văn bản đều có tính chất và cách thức đóng dấu giống nhau. Dấu giáp lai trên ảnh thường thấy ở ảnh tại chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, bằng cấp và các tài liệu khác có dán ảnh. Cách đóng dấu giáp lai chuẩn nhất là con dấu đóng lên khoảng giữa mép phải của văn bản (ảnh) hoặc phụ lục văn bản và mỗi con dấu đóng tối đa trên 05 tờ văn bản.
Cách đóng dấu giáp lai 10 trang
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư như sau:
Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
- Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
- Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.”
Theo đó, việc đóng dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng chỉ được đóng vào tối đa 05 tờ văn bản. Việc đóng từ 2 con dấu trở lên thì mình đóng từ trang trắng tiếp theo.
Ngoài ra, tùy theo từng Bộ, ngành mà có quy định riêng. VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP năm 2012).
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về đóng dấu giáp lai trên ảnh năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới xác minh tình trạng hôn nhân Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, đối với các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ,… có từ hai trang trở lên đối với văn bản in một mặt và từ ba trang trở lên đối với văn bản in hai mặt thì thường sử dụng dấu giáp lai để đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản, tránh việc thay đổi các nội dung trong tài liệu được trình hoặc được nộp trong quá trình giao kết hợp đồng, góp phần đảm bảo sự khách quan của tài liệu, tránh việc thay thế hoặc cố tình làm sai lệch kết quả đã thể hiện trong văn bản trước đó.
Thường thì con dấu giáp lai sẽ được đóng ở bên lề trái hoặc lề phải của văn bản. Chúng được xếp chồng lên các mặt của đường xếp trồng trang giấy. Con dấu hợp lệ sẽ được đóng ở cạnh phải hay vị trí giữa của phụ lục tại một loại văn bản cụ thể nào đó. Theo các quy định của Pháp Luật, dấu giáp lai sử dụng để chứng thực độ chính xác và khách quan của văn bản. Qua đó tránh tình trạng làm giả hoặc thay thế các thông tin không chuẩn xác. Dấu giáp lai sẽ được đóng toàn bộ các tờ của văn bản.
Toàn bộ các cơ quan, tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân trong các bộ, cơ quan cấp bộ và cơ quan của chính phủ sẽ được áp dụng những quy định này.
Các cơ quan và tổ chức có tư cách pháp nhân nằm trong khu vực của Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân, Văn phòng công tố viên quân sư, Tòa án quân sự các cấp.
Những cơ quan chuyên môn và tổ chức phi thương mai trực thuộc ủy ban cấp tỉnh, cấp huyện.
Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức nhân đạo, hiệp hội hữu nghị, hiệp hội phúc lợi xã hội, quỹ từ thiện, quỹ xã hồi cùng với nhiều tổ chức phi chính phủ được cơ quan nhà nước cấp phép tham gia hoạt động.
Các tổ chức tôn giáo được sự đồng ý và thực hiện việc ủy quyền hoạt động từ cơ quan nhà nước về quyền lực có thẩm quyền.
Tổ chức kinh tế thông thường được quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty và Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần áp dụng và tuân thủ theo. Cùng với một số thông tin quan trọng khác nhau. Trong trường hợp chúng ta không hiểu và nắm rõ nó thì sẽ rất khó khăn thực hiện nhanh chóng và thành công.
Quy định cũng được bắt tay vào thực hiện và sử dụng trong một số môi trường làm việc thuộc cơ quan có thẩm quyền khác.
Là các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động ở thị trường Việt Nam. Vì vậy, các bên mua và bán hàng hóa sẽ là những tổ chức kinh tế được phép dùng con dấu trong đó có dấu giáp lai.