Chào Luật sư, hiện nay Luật quy định như thế nào là đối chiếu bản chính? Bản chính và bản sao có giá trị khác nhau như thế nào? Quy định về đối chiếu bản chính như thế nào? Những trường hợp nào cần sử dụng bản chính và trường hợp nào thì sử dụng bản sao có photo? Đối chiếu bản chính khi công chứng, chứng thực có bắt buộc đối với tất cả các loại giấy tờ hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Bản chính không được chứng thực gồm những gì?
Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền bảo đảm tính chính xác, hợp pháp của bản sao văn bản được chứng thực. Do đó, để đảm bảo những điều kiện trên, những bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
- Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, trừ hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ.
- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Quy định về bản chính bản sao hiện nay như thế nào?
“Bản chính” là những giấy tờ; văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu; cấp lại; cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ; văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền.
“Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
– Thứ nhất, bản sao là bản chụp từ bản chính được hiểu là bản chính giấy tờ; văn bản được cho vào máy phô-tô để phô-tô ra các bản giống nhau; có nội dung và hình thức giống với bản chính.
– Thứ hai, bản sao là bản đánh máy có nội dung đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc nghĩa là trong sổ gốc có thông tin gì thì phải đánh máy đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc đó để thực hiện chứng thực bản sao.
Bản sao từ sổ gốc thường do các cơ quan; tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính thực hiện.
Như vậy, khi có bản chính và bản sao của bản chính theo quy định nêu trên, người thực hiện chứng thực bản sao gồm: Công chứng viên, lãnh đạo UBND xã/phường, Trưởng/Phó phòng Tư pháp quận/huyện sẽ đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì ký chứng thực bản sao đó.
Quy định về đối chiếu bản chính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; đối với trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trong trường hợp này, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Đồng thời, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Thời gian gia hạn tối đa đối với chứng thực bảo sao từ bản chính là bao lâu?
Gia hạn là gì?
Gia hạn là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian được xác định là thời hạn đã đến thời điểm kết thúc trong các giao lưu dân sự hoặc trong các quan hệ pháp lý khác. Việc gia hạn chỉ có ý nghĩa là kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Thời gian gia hạn tối đa đối với chứng thực bản sao từ bản chính
Căn cứ Điều 21 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về việc gia hạn thời gian chứng thực bản sao từ bản chính như sau:
Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Do đó, trong trường hợp của bạn thì cơ quan chứng thực sẽ chứng thực thêm đối với giấy tờ yêu cầu chứng thực của bạn tối đa không quá 02 ngày.
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp)
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mời bạn xem thêm:
- Căn cước công dân do ai cấp theo quy định hiện nay
- Quy định chụp ảnh căn cước công dân mới nhất hiện nay
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
- Ý nghĩa của các chữ số trên Căn cước công dân gắn chíp
- Làm mất thẻ căn cước công dân gắn chip có sao không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Quy định về đối chiếu bản chính như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập cty, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, mẫu đơn xin trích lục khai tử; tra số mã số thuế cá nhân, mã số thuế cá nhân của tôi, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102. Hoặc liên hệ:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
– Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
– Chứng thực chữ ký trừ chứng thực chữ ký người dịch;
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
– Hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất;
“Bản chính văn bản giấy” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.