Giao thông vận tải là hoạt động quan trọng đối với nền kinh tế cũng như phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Bên cạnh đường bộ, đường hàng không thì hoạt động vận tải đường thủy cũng rất phát triển, đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa đi xuất khẩu các nước khác, thì vận tải bằng đường biển được ưu tiên là lựa chọn số một. Đối với Việt Nam, với lợi thế có hàng nghìn con sông lớn nhỏ thì hiện nay, lĩnh vực vận tải thủy nội địa hiện nay được quan tâm đầu tư. Hệ thống cảng sông được xây dựng nhiều hơn và các loại hình dịch vụ cũng đa dạng hơn, tương ứng với các loại phương tiện chuyên chở. Tuy nhiên, các phương tiện thủy nội địa cần phải đăng ký mới được phép hoạt động. Vậy điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa là gì? Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- Thông tư 75/2014/TT-BGTVT
Phương tiện thủy nội địa là gì?
Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa. (khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004)
Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa
Điều 24 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi năm 2014 quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa như sau:
– Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
– Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện.
– Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:
a) Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;
b) Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;
c) Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
d) Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.
– Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn như sau: Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện; (miễn đăng ký phương tiện)
Lưu ý: Tất cả các loại phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.
Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa
Điều 25 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về đăng ký phương tiện như sau:
– Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
– Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Phương tiện phải được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tên, tính năng kỹ thuật hoặc chủ phương tiện thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh khác.
Thẩm quyền đăng ký phương tiện thủy nội địa
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT, cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
– Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB của tổ chức, cá nhân.
– Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó. (được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện tại mục (iii) và (iv))
– Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý. (được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện tại mục iv)
– Cấp xã, phường, thị trấn:
– Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý;
– Tổ chức quản lý đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
*Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
Thành phần hồ sơ:
Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
b) Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
c) Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
d) Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
đ) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.
Trình tự giải quyết:
Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
*Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện.
Thành phần hồ sơ:
Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
b) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
Lưu ý:
– Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ nêu trên;
– Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ nêu trên chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trình tự giải quyết:
Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông vận tải Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế TNCN
- Đối tượng đăng ký bảo vệ môi trường là đối tượng nào?
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tra cứu quy hoạch xây dựng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phương tiện bị mất tích.
– Phương tiện bị phá hủy.
– Phương tiện không còn khả năng phục hồi.
– Chuyển quyền sở hữu phương tiện.
– Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.
– Theo đề nghị của chủ phương tiện.
Người điều khiển phương tiện thủy nội địa không mang theo đăng ký phương tiện thủy nội địa khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khỏan 2 Điều 11 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2015 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
…..
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm dưới đây, áp dụng cho phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người.
a) Không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
b) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định;
c) Không kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện theo quy định;
d) Không kẻ vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
Người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có đăng ký phương tiện thủy nội địa khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 5 Điều 11 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2015 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì tùy theo loại phương tiện thủy nội địa mà mức phạt cũng là khác nhau như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
…..
5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc phương tiện không bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 100 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 400 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 100 người;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa hoặc có sức chở trên 100 người.
Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa được quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 198/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa là 70.000 đồng/giấy.