Xin chào Luật sư X. Tôi định khởi nghiệp kinh doanh giống cây trồng tại Đà Lạt. Tôi đang trong trong giai đoạn thiết kế bao gói và nhãn hàng hóa để dán lên bao gói sản phẩm nhưng vẫn đang lấn cấn không biết rằng trên nhãn hàng hóa bao gồm những nội dung gì. Cho tôi hỏi là theo quy định pháp luật hiện nay thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc dán nhãn hàng hóa này? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc “Quy định về dán nhãn hàng hóa“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 111/2021/NĐ-CP
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP
Mục đích phải dán nhãn hàng hóa là gì?
Theo Khoan 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
“1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;“
- Ghi nhãn hàng hóa để thể hiện những nội dung cơ bản để cho người tiêu dùng có thể nhận biết, lựa chọn hàng hóa để sử dụng đúng mục đích.
- Ngoài ra, nhãn mác còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của công ty và hiệu quả của sản phẩm.
- Nhãn hàng hóa còn là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát số lượng hàng hóa.
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam
Bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này “Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.“
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
- Tên hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
- Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
- Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này. “1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.“
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này. “2. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.“
Nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn của hàng hóa là giống cây trồng
Như vậy, nhãn hàng hóa cần ghi theo yêu cầu điều khoản trên và tùy vào tính chất mỗi hàng hóa tại phụ lục I ban hành kèm Nghị định 111/2021/NĐ-CP mà sẽ ghi nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.
Trường hợp giống cây trồng bao gói chứa đựng giống cây trồng thì nhãn hàng hóa phải có: (Quy định tại TT 21 Phụ lục I Nghị định 111/2021/NĐ-CP)
- Tên giống cây trồng;
- Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở;
- Đặng tính của giống;
- Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng;
- Thông tin cảnh báo an toàn;
- Định lượng của giống cây trồng;
- Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
- Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng;
- Mã số lưu hành giống cây trồng (nếu có);
- Xuất xứ giống cây trồng;
- Mã hiệu lô giống;
- Thông tin về giống cây trồng biến đổi gen (nếu có).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
- Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?
- Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về dán nhãn hàng hóa“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương/ly hôn thuận tình hoặc muốn nhận được sự tư vấn chi tiết hơn về giải quyết ly hôn nhanh, đổi tên giấy khai sinh, tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp:
Đã là nhãn hàng hóa thì phải có đầy đủ nội dung như quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) và phụ lục kèm theo văn bản này.
Nếu nhãn in thiếu thông tin thì bắt buộc phải hủy in nhãn mới theo đúng quy định pháp luật.
Nếu bên bạn dán tem/decal và vẫn để nhãn hàng hóa thiếu thông tin thì sẽ phải chịu rủi ro bị phạt hành chính theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP; khoản 48, khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo TT 25 Phụ lục I Nghị định 111/2021/NĐ-CP thì nhãn dán hàng hóa đó phải có các nội dung như:
a) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Năm sản xuất.
Có. Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định như sau:
“2. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
a) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.
b) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.“