Chào luật sư hiện nay quy định về hạch toán của chi nhánh công ty được quy định như thế nào? Công ty tôi kinh doanh lĩnh vực vải lụa cao cấp để may áo dài. Hiện nay trên cả nước có tổng cộng có hơn 6 chi nhánh. Tôi đang làm trợ lý cho giám đốc, giúp việc quản lý và các công việc khác cho tổng công ty. Hôm qua sếp tôi có giao cho tôi phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện về hạch toán độc lập. Tuy nhiên tôi không biết hiện nay quy định về chi nhánh hạch toán độc lập được quy định ra sao? Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập được quy định bởi cơ quan nào? Những công ty kinh doanh trong lĩnh vực nào thì cần tìm hiểu về quy định về chi nhánh hạch toán độc lập? Những ai cần thực hiện và tuân thủ những quy định này? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?
Hiện nay các chi nhánh của công ty là một bộ phận quan trọng hỗ trợ thực hiện những công việc cho công ty và doanh nghiệp. Vậy hiện nay theo quy định thì chi nhánh hạch toán độc lập là gì theo quy định? Đặc điểm và vai trò của chi nhánh hạch toán độc lập được quy định như thế nào? Tại sao lại có tên là chi nhánh hạch toán độc lập. Hiện nay khái niệm về chi nhánh hạch toán độc lập hiện nay có thể được hiểu như sau:
Là chi nhánh có đơn vị kế toán hoạt động hoàn toàn độc lập với công ty chủ quản (trụ sở chính). Chi nhánh tự xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNDN và báo cáo tài chính (BCTC) cuối năm tại chi nhánh. Trụ sở chính sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.
Phòng kế toán/bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật Kế toán.
Chi nhánh hạch toán độc lập có con dấu, có mã số thuế 13 số và tài khoản ngân hàng riêng, có chức năng như một doanh nghiệp bình thường.
Những ưu điểm và nhược điểm của chi nhánh hạch toán độc lập hiện nay thế nào?
Để có thể lựa chọn được hình thức chi nhánh hạch toán độc lập hay chi nhánh hạch toán độc lập phụ thuộc thì phải hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của loại hình này. Vậy có những ưu điểm nào đáng được chú ý của chi nhánh hạch toán độc lập? Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có những hiểu biết toàn diện hơn đối với mỗi vấn đề, ví dụ như nhược điểm của chi nhánh hạch toán độc lập. Nội dung cơ bản về các ưu điểm và nhược điểm gồm có:
Ưu điểm:
Sổ sách, chứng từ độc lập, rõ ràng nên dễ dàng trong việc quản lý chi phí và phân tích tình hình lỗ lãi của chi nhánh cũng như của công ty.
Nhược điểm:
- Phải tự kê khai, tự thực hiện các loại báo cáo: BCTC, báo cáo thuế và các loại báo cáo khác cho cơ quan chức năng.
- Mọi hồ sơ, sổ sách kế toán đều phải được làm và lưu trữ riêng.
- Phát sinh chi phí quản lý, tổ chức nhân sự ở bộ phận kế toán.
Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập thế nào?
Hiện nay những quy định về chi nhánh hạch toán độc lập được nhiều người quan tâm. Đặc biệt nhất là đối với chi nhánh hạch toán độc lập được nhiều người, nhiều công ty lựa chọn. Những quy định này có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động nói chung và tình hình tài chính nói riêng của công ty đó. Vậy có những quy định nào là quan trọng và cần phải biết? Những quy định về chi nhánh hạch toán độc lập hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu ý? Vấn đề này hiện nay được hiểu là:
Chi nhánh của công ty là một bộ phận của công ty, không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
- Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
- Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
- Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Do đó, chi nhánh của công ty không thể có vốn điều lệ. Vốn điều lệ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 được hiểu là:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:…
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Về khoản vốn chi cho hoạt động của chi nhánh sẽ được điều chuyển từ công ty mẹ. Công ty mẹ điều chuyển vốn cho chi nhánh để kinh doanh, không thể coi là hoạt động thay đổi vốn điều lệ nên không thể báo giảm vốn điều lệ. Chi nhánh hoạt động độc lập, hạch toán độc lập nhưng cuối cùng lỗ , lãi đều tính vào doanh thu của công ty.
Khi nhận vốn từ công ty mẹ, theo quy định tại chế độ kế toán, ban hành kèm quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính quy định:
* Hạch toán ở công ty chính: khi công ty chuyển nhượng vốn cho chi nhánh:
– Nợ TK (136) ( vốn KD ở đơn vị trực thuộc)
– Có các TK 111,112 ( giảm vốn ở công ty chính)
* Hạch toán ở chi nhánh: Khi chi nhánh nhận được vốn từ công ty chính chuyển xuống thì hạch toán như sau:
– Nợ các TK 111, 112
– Có các Tk 411
Hình thức hạch toán độc lập có thuận lợi hơn so với hạch toán phụ thuộc không?
Hiện nay hình thức hạch toán độc lập được nhiều người chọn vì sự tiện ích của nó. Vậy hình thức này có những gì đáng để chọn và ưu điểm vượt trội thế nào? Câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất là hình thức hạch toán độc lập có thuận lợi hơn so với hạch toán phụ thuộc không? Có những công ty nào có thể chọn lựa hình thức hạch toán độc lập? Hộ kinh doanh có Hạch toán tài chính độc lập không? Có những công ty nào có thể lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc thích hợp hơn? Hiện nay vấn đề này được hiểu như sau:
Hạch toán tài chính độc lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).
Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp không có quy định về khái niệm hạch toán tài chính độc lập. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, có thể hiểu khái quát, hạch toán tài chính độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế.
Điểm khác nhau cơ bản của chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty. Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi nhánh hạch toán độc lập: xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong củng công ty.
Kế toán:
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán độc lập: hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,… Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.
Điểm giống nhau của chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
– Do công ty mẹ tổ chức bộ máy nhân sự.
– Vốn kinh doanh của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế.
– Hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty.
– Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty.
Các đơn vị trực thuộc thực hiện hạch toán tài chính độc lập phải thực hiện đăng kí nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng với trụ sở chính.
Khi kê khai thuế đối với chi nhánh của công ty hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là do quy định cụ thể của từng chi nhánh công ty.
Hạch toán phục thuộc hay còn gọi là báo sổ c thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế.
Hạch toán độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyêt toán thuế. Chi nhánh này có con dấu, mã số thuế ( 13 số).
Hạch toán độc lập:
Ưu điểm: Sổ sách, chứng từ rõ ràng, độc lập nên đơn giản quản lí doanh thu, tiền bạc cũng giống như phân tích tình hình lỗ lãi của đơn trị trực thuộc và của trụ sở chủ đạo.
Nhược điểm: Cuối tháng phải lập 2 BCTC, 2 Báo cáo thuế (các loại), các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải lưu riêng.
Hạch toán phụ thuộc:
Ưu: Giảm thiểu 1 số công việc kế toán như lập các loại báo cáo.
Nhược: Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.
Như vậy, Việc lựa chọn đăng kí thuế cho đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) theo hình thức hạch toán tài chính độc lập hay hạch toán tài chính phụ thuộc là tùy thuộc vào chế độ quản lí điều hành, quản lí sổ sách của công ty. Đồng thời cũng cần dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị trực thuộc đó, theo đó:
– Trên cơ sở những ưu và nhược điểm của hình thức hạch toán tài chính độc lập nêu trên thì nếu đơn vị trực thuộc đó có nhiều hoạt động kinh doanh, có kế hoạch hoạt động trong một thời gian lâu dài và có nhiều sổ sách, chứng từ muốn dễ dàng quản lí chi phí, chủ động phân tích tình hình lỗ lãi của đơn vị mình thì nên lựa chọn hạch toán tài chính độc lập.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn chấp hành hình phạt tù trường hợp nào năm 2023?
- Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất
- Cá nhân không cư trú có được giảm trừ bản thân không?
Câu hỏi thường gặp
Theo luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh được thực hiện chức năng kinh doanh với ngành nghề phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp. Mặc dù được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, tài khoản riêng nhưng chưa độc lập về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính tham gia quan hệ pháp luật nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Việc thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu, tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp. Mỗi một loại hình đều có ưu nhược điểm riêng khi lựa chọn. Doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình của công ty.
Chi nhánh hạch toán độc lập là một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính; Có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, mã số thuế, con dấu và tài khoản riêng. Do đó, trụ sở chính chuyển tiền cho chi nhánh để thanh toán tiền hàng là không hợp lý. Tuy nhiên, nếu là hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính thì trụ sở chính có thể chuyển tiền thanh toán cho chi nhánh.