Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành xuất khẩu thủy hải sản lớn trên thế giới. Đa phần người dân ở những vùng ven biển đều sống dưạ vào việc nuôi trồng thủy hải sản. Câu hỏi quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển? cũng là câu hỏi người dân thường xuyên hỏi chúng tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?
Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 38 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:
Cấp lại Giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
– Tổ chức, cá nhân gửi Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Tổng cục Thủy sản;
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, Tổng cục Thủy sản xem xét, tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thu hồi giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
– Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, làm thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
– Thẩm quyền thu hồi Giấy phép là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thu hồi giấy nuôi trồng thủy sản trên biển và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển như sau:
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
– Tổng cục Thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
Trong khi đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì hồ sơ và trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển như sau:
Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:
– Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
– Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập cty, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102. Hoặc liên hệ:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
- Ý nghĩa của các chữ số trên Căn cước công dân gắn chíp
- Làm mất thẻ căn cước công dân gắn chip có sao không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điều 38 Luật Thủy Sản 2017 và điều 34 Nghị định 26/2019 NĐ – CP quy định như sau :
1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, theo đó: Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt về vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Theo đó, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nhưng trang trại vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ bị xử phạt 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền này đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ nhân đôi là từ 20 – 30 triệu đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).