Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Phan Trường, hiện tôi đang là công chức. Tôi có thông báo về việc cơ quan sẽ cử một số người đi biệt phái, trong đó gồm có cả tôi. Tôi băn khoăn không biết biệt phái đối với công chức được pháp luật quy định ra sao về thời gian đi bao lâu hay trình tự thủ tục sẽ như thế nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về biệt phái công chức như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về biệt phái công chức như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Công chức là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về khái niệm công chức như sau:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
….
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Quy định về biệt phái công chức như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về các trường hợp biệt phái công chức, thời hạn biệt phái công chức và thẩm quyền biệt phái công chức quy định như sau:
“1. Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
4. Thẩm quyền biệt phái công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật”
Theo đó, các trường hợp được phép biệt phái công chức bao gồm:
– Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
– Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Thời gian biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
Thẩm quyền biệt phái công chức thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục biệt phái công chức được tiến hành như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 5 và khoản 6 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục biệt phái công chức được tiến hành như sau:
5. Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
6. Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trên đây là trình tự, thủ tục biệt phái đối với công chức.
Công chức được cử đi biệt phái thì được hưởng những chế độ chính sách nào?
Theo Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái như sau:
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trên đây là các chế độ, chính sách đối với công chức được cơ quan cử biệt phái.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về biệt phái công chức như thế nào?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Tiền lương và một số loại phụ cấp đối với biệt phái viên chức
- Chính sách hưởng phụ cấp khu vực cho viên chức biệt phái
- Công chức nghỉ thai sản có được hưởng lương không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định biệt phái công chức như sau:
6. Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Như vậy, công chức đang mang thai sẽ không được biệt phái, cho nên bạn sẽ không phải thực hiện biệt phái khi đang mang thai.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật cán bộ công chức 2008 về biệt phái công chức như sau:
3. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
Như vậy, khi công chức được biệt phái tới làm việc tại cơ quan khác thì công chức buộc phải thực hiện, phải tuân thủ chấp hành phân công công tác của cơ quan, không được từ chối.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định như sau:
Quy định chung về công tác phí
3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí bao gồm:
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
b) Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;
c) Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, nếu công chức được biệt phái và làm theo đúng các trường hợp như trên thì sẽ được hưởng công tác phí.
eo quyết định của cấp có thẩm quyền.