Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Lam Trường, vừa rồi anh Thắng – trước đây giữ chức vụ kế toán của công ty tôi, anh ta có biển thủ công quỹ của công ty gần 300 trăm triệu. Với tư cách là chủ công ty tôi quyết định sẽ kiện anh ta ra Tòa, theo như tôi được biết tiền quỹ công ty vẫn còn khoảng 1 nửa trong tài khoản anh Thắng nên tôi muốn yêu cầu dùng biện pháp phong tỏa tài khoản với anh ta. Tuy nhiên tôi cũng chữa hiểu rõ lắm về biện pháp này muốn tìm hiểu thêm. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Biện pháp phong tỏa tài khoản là gì?
Phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Cưỡng chế hình sự là dùng quyền lực nhà nước buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự gồm biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế khác.
Biện pháp ngăn chặn gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Biện pháp cưỡng chế khác gồm: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự?
Đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Về phạm vi đối tượng bị áp dụng và điều kiện áp dụng: người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và khi những người này có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm và Điều 60, Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định bị can, bị cáo là pháp nhân do vậy có thể hiểu rằng biện pháp cưỡng chế này có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo là pháp nhân với hai điều kiện chung như với cá nhân.
Chỉ có thể áp dụng biện pháp này đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Thủ tục tiến hành biện pháp phong tỏa tài khoản
– Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc người có liên quan. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải lập thành biên bản theo quy định.
– Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản của tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản đó, biên bản lập thành 5 bản, trong đó, một bản giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu lại tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước.
Biện pháp phong tỏa tài khoản sẽ hủy bỏ khi nào?
Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các trường hợp Cơ quan Điều tra quyết định đình chỉ điều tra tại Khoản 1 Điều 230, cụ thể là có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật TTHS 2015 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự; Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
Theo quy định trên, trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan Điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, là trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì khi người đã có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố và việc rút yêu cầu này hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, cưỡng bức.
Thứ hai, Trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự căn cứ kết quả quá trình điều tra xác định được vụ việc thuộc trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, Trường hợp quy định tại Điều 19 hoặc Điều 29 hoặc Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự ( những trường hợp người phạm tội thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự).
Thứ tư, Đã hết thời hạn điều tra nhưng cơ quan điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Đình chỉ vụ án thì có: Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố; Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm; Đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm; Đình chỉ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm; Đình chỉ vụ án trong giai đoạn tái thẩm. Trong mỗi giai đoạn sẽ có những căn cứ khác nhau để đình chỉ vụ án.
Ví dụ:
Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố:
Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ sau :Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố; Có căn cứ xác định người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; Người phạm tội có căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự; Người phạm tội là người dưới 18 tuổi thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.
Đối với trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Viện kiểm sát vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau: Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
– Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
– Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
– Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho người bị khởi tố hình sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về xác nhận độc thân,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng như thế nào mới 2023
- Tài khoản bị phong tỏa có nhận được tiền không năm 2023?
- Quy định về phong tỏa tài khoản của người phạm tội
Câu hỏi thường gặp
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: khi ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSQS sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Theo Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
(1) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(2) Tổ chức thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót;
(3) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về phát sinh tranh chấp tài khoản thanh toán chung.
Tại Điều 76 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định, phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền của người phải thi hành án.
Theo đó, về bản chất, phong tỏa tài khoản là biện pháp nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành án nhanh chóng, hiệu quả.
Biện pháp phong tỏa tài khoản áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án đang có tiền trong tài khoản. Đồng thời, ngăn chặn người phải thi hành án rút tiền trong tài khoản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Bên cạnh đó, cũng theo Điều 76, khi tiến hành phong tỏa tài khoản thanh toán, phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định phong tỏa tài khoản.